Đồng chí Võ Văn Tần – người cộng sản kiên trung của Đảng
Đồng chí Võ Văn Tần sinh năm 1894 trong một gia đình nông dân nghèo, tại thôn Bình Thủy, làng Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn cũ (nay là xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Cha là Võ Văn Sự và mẹ là bà Nguyễn Thị Toàn, Võ Văn Tần là người con thứ 7 trong số 11 anh chị em. Tuy gia đình đông con nhưng cha mẹ đồng chí vẫn cố gắng nuôi nấng, dạy dỗ nên đồng chí được học hành đầy đủ cho tới lúc khôn lớn.
Từ nhỏ đồng chí đã được học chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Vào những năm 1920-1925 đồng chí mở trường và dạy học, kiêm nghề bốc thuốc trị bệnh cho người dân trong làng. Sau đó lên Chợ Lớn làm nghề kéo xe, rồi lại trở về quê làm Biện làng để kiếm sống. Chính trong điều kiện lao động, được đi nhiều nơi, được tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, cùng với truyền thống của gia đình đã khơi dậy trong đồng chí tư tưởng yêu nước, ý chí đấu tranh muốn tìm ra con đường cho nhân dân lao động thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.
Năm 1926, đồng chí gia nhập “Hội kín Nguyễn An Ninh” ở Sài Gòn – Gia Định nhưng mục đích và tôn chỉ của hội không thỏa mãn nguyện vọng cách mạng của đồng chí. Hoạt động không bao lâu, cũng trong năm 1926 đồng chí chuyển sang tham gia hoạt động trong tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội” (tiền thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương) cùng với người em ruột là đồng chí Võ Văn Ngân. Đồng chí đã đi vận động tuyên truyền cách mạng cho các tầng lớp nhân dân lao động vùng Sài Gòn – Chợ Lớn. Đặc biệt ở Hóc Môn, Bà Điểm và Đức Hòa, hai anh em đã gây dựng được nhiều cơ sở của những người yêu nước. Được nhân dân yêu mến thường gọi các đồng chí là “anh Hai Vườn trầu” hoặc “Ông già trầu” vì cốt cách đơn giản, bình dân,
Năm 1929, khi tổ chức An Nam cộng sản Đảng ra đời, đồng chí trở thành một trong những đảng viên tiền bối của Đảng. Đến năm 1930 khi hợp nhất các Đảng của 3 miền, đồng chí cũng là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, thế hệ tiên phong của Nam Kỳ. Nhiều cơ sở cách mạng ở Đức Hòa đã được đồng chí gây dựng như Mỹ Hạnh, Hựu Thạnh, Đức Hòa.
Sau hội nghị hợp nhất Đảng Cộng Sản Đông Dương (03/02/1930), ngày 06/03/1930, đồng chí thành lập chi bộ đầu tiên ở Đức Hòa và được bầu làm bí thư, chi bộ gồm có 7 đồng chí đảng viên là: Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân, Võ Văn Tây, Võ Thị Phái, Nguyễn Văn Sậy, Nguyễn Văn Thỏ và Nguyễn Văn Ngọc. Sau đó các Chi bộ khác ở Đức Hòa cũng được thành lập và đồng chí được tín nhiệm cử làm bí thư Huyện ủy đầu tiên ở Đức Hòa.
Tháng 5/1930, đồng chí được bầu làm Bí thư Quận ủy Đức Hòa, một trong số Quận ủy đầu tiên trong tỉnh. Ngày 04/06/1930, theo chủ trương chung của Liên Tỉnh ủy Chợ Lớn - Gia Định, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Châu Văn Liêm - Bí thư Liên Tỉnh ủy Gia Định - Chợ Lớn, Huyện ủy Đức Hoà đã chỉ đạo và tổ chức cuộc biểu tình rầm rộ ở Quận Đức Hòa với sự tham gia của hơn 10 ngàn quần chúng. Cuộc biểu tình bị đàn áp, đồng chí Châu Văn Liêm hy sinh. Đồng chí Võ Văn Tần lãnh đạo đoàn biểu tình đi từ Bàu Trai xuống Đức Hòa, thực dân Pháp không bắt được đồng chí nhưng chúng đã mở phiên tòa xử tử hình vắng mặt đồng chí ở Chợ Lớn.
Đầu năm 1931, đồng chí hoạt động tại địa bàn Tân Thới Thượng (Hóc Môn) xây dựng phong trào. Tháng 3/1931, đồng chí tham gia cùng với Xứ ủy lãnh đạo cuộc bãi công của hơn 400 công nhân nhà máy dầu Xô Cô Ny (Nhà Bè). Tháng 6/1931, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn thay cho đồng chí Lê Quang Sung vừa bị bắt.
Tháng 6/1932, đồng chí đứng ra thành lập cơ quan Liên Huyện ủy Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hoà và tổ chức viết báo “Cờ Lãnh Đạo”. Cuối năm 1932, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Định.
Tháng 5/1933, đồng chí được cử về hoạt động ở miền Tây Nam Bộ, thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Mỹ Tho. Tháng 5/1935, đồng chí được Trung ương Đảng cử vào Ban Thường Vụ Xứ ủy. Tháng 7/1935, đồng chí chỉ đạo Tỉnh ủy Gia Định ra tờ báo “Lao Động” số đầu tiên. Cuối năm 1935, đồng chí được Trung ương Đảng chỉ định làm Bí thư Xứ ủy và được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương.
Từ năm 1936 đến năm 1940, đồng chí đã góp phần tích cực vào sự thành công của các Hội nghị Trung ương Đảng lần 4, 5 và 6. Tháng 11/1939, tại ấp Tây Bắc Lân (Làng Bà Điểm) trong Hội nghị Trung ương Đảng lần 6, đồng chí ủng hộ đề nghị của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ về việc thành lập “Mặt trận Dân Tộc thống nhất phản Đế” phù hợp với tình hình mới, chuẩn bị tiến tới phong trào quần chúng tổng khởi nghĩa, chuẩn bị cho Khởi nghĩa Nam Kỳ.
Ngày 18/1/1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt, đồng chí Võ Văn Tần và đồng chí Phan Đăng Lưu trực tiếp xây dựng các đội tự vệ võ trang ở các cơ sở, các tổ chức Nông Hội, Công Hội và Thanh Niên Phản Đế, để tiếp tục chuẩn bị cho Khởi nghĩa Nam Kỳ vào tháng 9/1940.
Ngày 21/4/1940, do có kẻ khai báo, đồng chí Võ Văn Tần bị địch bắt ở Hóc Môn và kết tội “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc bạo loạn ở Nam kỳ”. Trong lao tù chờ ngày lãnh án tử hình, dù bị địch tra tấn dã man, đồng chí luôn nêu cao tinh thần kiên trung, bất khuất và khí tiết của người cộng sản.
Bất lực trước việc dùng đòn tra tấn và cám dỗ, thực dân Pháp phải đưa đồng chí ra Tòa án binh ở Sài Gòn để xét xử. Trong hai phiên tòa ngày 25/3/1941 và ngày 3/4/1941, thực dân Pháp đã buộc đồng chí Võ Văn Tần và các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai vào tội “Có trách nhiệm tinh thần về cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ” - “Xúi giục dân chúng làm loạn Quốc gia” và kết án tử hình các đồng chí.
Ngày 28/08/1941 (nhằm ngày mùng 6 tháng 7 Âm lịch), đồng chí Võ Văn Tần cùng với các đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến bị đem ra xử bắn công khai tại trường bắn giếng nước Hóc Môn (nay là bệnh viện Hóc Môn). Trước khi ra pháp trường, đồng chí đã để lại di bút bất hủ trên xà lim nơi kẻ thù giam giữ: “Thà mình chết, không khi nào mình giết chết phong trào cách mạng...”.
Đồng chí Võ Văn Tần là chiến sĩ cách mạng thuộc lớp đảng viên đầu tiên của Đảng. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Tần là tấm gương sáng ngời về ý chí cách mạng, về lòng trung thành của người chiến sĩ cộng sản kiên trung với cách mạng, với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tận trung với nước, tận hiếu với dân./.
Các tin khác
- Di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam Bộ: "Việt Bắc của miền Nam" trong đấu tranh chống giặc cứu nước (29/04/2025)
- Long An: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (07/03/2025)
- Lực lượng vũ trang tỉnh Long An tự hào truyền thống: “Trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, bám trụ kiên cường, đoàn kết quyết thắng” (22/12/2024)
- Nhà yêu nước, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - sống mãi trong lòng người dân (14/10/2024)
- Lễ Chu niên "Công thần khai quốc" Nguyễn Huỳnh Đức (10/10/2024)
- Nam Bộ - Vẻ vang danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” (20/09/2024)
- Long An sáng mãi tám chữ vàng “Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc” (16/09/2024)
- Long An: Kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam - Tri ân Tổ nghiệp (13/09/2024)
- Nghĩa tình, trách nhiệm chung tay xoa dịu nỗi đau da cam (11/08/2024)
- Tự hào truyền thống vẻ vang Thanh niên xung phong (17/07/2024)
- Tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021)
- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng tỉnh Long An giai đoạn 2021- 2025
- Thông báo treo cờ Tổ quốc chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
- Thông báo Về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2020
- Khai trương vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An
- Nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020
- Di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam Bộ: "Việt Bắc của miền Nam" trong đấu tranh chống giặc cứu nước
- Long An: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Lực lượng vũ trang tỉnh Long An tự hào truyền thống: “Trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, bám trụ kiên cường, đoàn kết quyết thắng”
- Nhà yêu nước, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - sống mãi trong lòng người dân