Tư tưởng Hồ Chí Minh: Hạt nhân của của xã hội là gia đình
Gia đình không chỉ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hoá dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam mà còn vai trò cực kì quan trọng là giáo dục nhân cách, đạo đức, phẩm chất của con người. Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội. Trân trọng tình cảm gia đình, gìn giữ nếp nhà là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình mới. Bởi vì, gia đình được xem là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”(1) .
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của gia đình mới gắn bó chặt chẽ giữa gia đình theo nghĩa hẹp, với gia đình theo nghĩa rộng, chăm lo gia đình nhỏ là chăm lo cho hạt nhân của xã hội vì gia đình là là hạt nhân của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Theo Người, quan tâm đến gia đình nhỏ trước tiên là phải thực hiện nam nữ bình quyền. Nam nữ bình quyền “là một cuộc cách mạng khá to và khó… Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”. Với quan điểm đó sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đánh dấu một thời kỳ mới trong quá trình phát triển xã hội của dân tộc ta. Vấn đề xây dựng gia đình mới đã được hiến pháp thông qua với nhiều tiến bộ. Trong quan hệ gia đình, nam nữ bình đẳng như nhau, chế độ hôn nhân được pháp luật quy định là một vợ một chồng. Trải qua các thời kì lịch sử quan hệ gia đình ngày một được củng cố và hoàn thiện góp phần thúc đẩy việc hình thành và từng bước hoàn thiện quyền dân chủ trong quan hệ gia đình Việt Nam.
Trong khi chú trọng xây dựng gia đình mới từ vật chất đến tinh thần, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra và phê phán những thói hư tật xấu trong gia đình như tệ đánh đập vợ, ép duyên con, thói tảo hôn…Rõ ràng rằng gia đình nào cũng xây dựng được những mặt tốt và gạt bỏ những mặt xấu như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, tạo thành những gia đình mới, những gia đình văn hóa, tiên tiến là cực kì quan trọng, đó không chỉ là môi trường để giáo dục nhân cách con người Việt Nam mà còn là cơ sở để xây dựng đời sống mới trong xã hội mới.
Để xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa cần có những gia đình mới và những con người mới. Đó là những gia đình thật sự văn hóa, có tôn ti trật tự. Khi quan niệm về đời sống mới ở mỗi gia đình, Bác nói: “Trong một nhà: Phải trên thuận, dưới hoà, bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng; ăn tiêu có kế hoạch, cưới hỏi, giỗ tết nên tiết kiệm, ăn ở sạch sẽ, thân mật và sẵn lòng giúp đỡ xóm giềng, gia đình hăng hái tham gia việc nước, ai ai cũng phải biết chữ”. Bác kết luận: “Trong một nhà như thế thì nhất định phát đạt” (2).
Theo Bác, một gia đình mới, một gia đình tốt trong xã hội chủ nghĩa là một gia đình mà trong đó các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, chia sẽ những khó khăn trong công việc cùng nhau, nam nữ bình đẳng. Phải đề cao và tôn trong người phụ nữ. Do tàn dư của tư tưởng phong kiến, người phụ trong gia đình ngay cả ở thời điểm hiện nay cũng đôi khi bị coi thường. Không ít cảnh bất bình đẳng khi người phụ nữ vừa phải gánh vác công việc xã hội, vừa phải toan lo việc gia đình. Đã thế nhiều chị còn phải chịu cảnh bị bạo hành do có những người chồng vũ phu, cư xử thiếu văn hóa. Chính xuất phát từ yêu cầu của thực tế đó để đảm bảo hạnh phúc gia đình và xây dựng gia đình mới ngày càng tốt đẹp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình.
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta xác định vai trò của gia đình trong thời kỳ mới: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tại Đại hội XI, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”. Đặc biệt, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát huy vai trò của gia đình, cồng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa con người giàu lòng nhân ái….Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”
Quan điểm của Đảng cho thấy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững. Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được. Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách. Gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia. Gia đình không chỉ dừng lại ở việc duy trì nòi giống, mà quan trọng hơn gia đình phải trở thành môi trường tốt, đầu tiên để giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách cho con người.
Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng và là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với ý nghĩa như vậy, từ 2001 ngày 28-6 hằng năm được Đảng và Nhà nước quyết định lấy là “Ngày Gia đình Việt Nam”. Đây là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam; tổ chức các hoạt động thiết thực, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hướng tới sự phát triển bền vững, nhất là gia đình trong xã hội đương đại. Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về gia đình đã mở ra điều kiện thuận lợi cho việc củng cố và phát triển gia đình Việt Nam. Đặc biệt, ngày 30 tháng 12 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 20230”
Mục tiêu chung mà Chiến lược hướng tới là xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.
Hơn 35 đổi mới, xã hội và con người Việt Nam đã có những đổi thay đáng kể. Kinh tế hộ gia đình đã có bước phát triển mạnh, trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần không nhỏ vào quá trình xoá đói giảm nghèo. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em đã tích cực góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Vai trò của phụ nữ trong xã hội và gia đình được đề cao. Các hoạt động cưới xin, tang lễ cũng có nhiều tiến bộ. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã làm cho xã hội ngày càng có nhiều gia đình văn hoá, gia đình hiếu học, tộc họ văn hoá, thôn bản văn hoá, góp phần tạo dựng cuộc sống bình yên, có văn hoá hơn, hướng thiện hơn trong mỗi gia đình và trong cộng đồng xã hội. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và tô đậm thêm giá trị nhân văn của gia đình Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong gia đình việt nam hiện nay. Hiện tượng tảo hôn ở miền núi, tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn… gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Bạo lực gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em bị xâm hại, trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển. Tệ nạn ma tuý, cờ bạc, rượu chè, mại dâm…đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu văn hoá với thế giới, ngoài yếu tố tích cực cũng đã mang theo vào đất nước ta những tư tưởng, văn hoá không lành mạnh, tác động và làm suy giảm, mai một giá trị truyền thống của Việt Nam ta.
Vì thế, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng; trong đó phụ nữ giữ vai trò chủ đạo. Ảnh hưởng của người phụ nữ tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống gia đình. Tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác Hồ khen tặng đã thể hiện sự đánh giá cao về người Phụ nữ Việt Nam của Bác, trong đó có sự ghi nhận sâu sắc những đóng góp trong cuộc sống gia đình.
Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những thay đổi về mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng cơ bản của mình, trong đó đề cao và nhấn mạnh chức năng xã hội hóa cá nhân hình thành nhân cách con người.
Vì thế, để khắc phục những hạn chế, những nguy cơ đối với gia đình theo quan điểm tư tưởng của Bác và định hướng của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng gia đình trong thời kỳ mới, phải nâng cao trình độ dân trí cho toàn dân, tăng cường giáo dục về vai trò và trách nhiệm của gia đình đối với sự phát triển của con người, sự lành mạnh của xã hội nhằm tăng cường năng lực và phát huy mọi khả năng của gia đình tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra, phấn đấu đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển có thu nhạp cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.
Chú thích tài liệu tham khảo:
1.Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật hôn nhân và Gia đình, tháng 10-1959.
2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hoá, Ban TT-VH TW, H, 2003.
3.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 112.
Trần Văn Toàn
Trường Chính trị Lê Duẩn, Quảng Trị
Các tin khác
- Triển khai chuyên đề năm 2024 của tỉnh về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X (21/05/2024)
- Trí thức Khoa học và Công nghệ Triển khai chuyên Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 (17/05/2024)
- Tấm gương về người chiến sĩ công an “vì dân phục vụ” (19/09/2023)
- Một số kết quả trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng ngành Kiểm sát theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh (17/08/2023)
- Những phẩm chất đạo đức cơ bản của người cán bộ Kiểm sát theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (15/08/2023)
- Để việc học tập và làm theo tấm gương của Bác trở thành công việc thường xuyên và tự giác của mỗi người (15/08/2023)
- Nhớ lời Bác dặn về chăm sóc người có công (31/07/2023)
- Hiệu quả từ mô hình “Nuôi heo đất” làm theo Bác (30/07/2023)
- Tư tưởng và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sĩ (24/07/2023)
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Châu Thành (22/07/2023)
- Tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021)
- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng tỉnh Long An giai đoạn 2021- 2025
- Thông báo treo cờ Tổ quốc chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
- Thông báo Về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2020
- Khai trương vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An
- Nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020
- Triển khai chuyên đề năm 2024 của tỉnh về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X
- Trí thức Khoa học và Công nghệ Triển khai chuyên Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
- Tấm gương về người chiến sĩ công an “vì dân phục vụ”
- Một số kết quả trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng ngành Kiểm sát theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh