Nguy cơ bệnh dịch tả heo Châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan
Dịch tả heo Châu Phi luôn là mối lo của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Long An khi mà dịch bệnh này vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa và các ổ dịch mới vẫn chưa dừng lại.
Ảnh 1: Xử lý, chôn hủy heo chết do bệnh dịch tả heo Châu Phi theo đúng quy trình an toàn vệ sinh môi trường
Bệnh dịch tả heo Châu Phi có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi và là bệnh lây nhiễm do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài heo, mọi lứa tuổi của heo và tỉ lệ chết gần như 100% với heo nhiễm bệnh. Virus gây bệnh dịch tả heo có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ heo nhiễm bệnh dịch tả Châu Phi. Tại Long An, ổ dịch tả heo Châu Phi đầu tiên được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố vào ngày 16/6/2019, xảy ra tại một hộ dân ở ấp Hậu Hòa, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa. Sau đó, dịch bệnh nhanh chóng lan rộng trên phạm vi toàn tỉnh gây thiệt hại ở mức chưa từng thấy trong lịch sử ngành chăn nuôi địa phương. Bằng các giải pháp quyết liệt, khẩn trương, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và sự chủ động, tích cực của các hộ chăn nuôi, Long An đã cơ bản kiểm soát dịch tả heo Châu Phi.
Ảnh 2: Chăn nuôi an toàn sinh học – giải pháp hữu hiệu để phòng chống dịch tả heo Châu Phi
Từ đó đến nay, mặc dù các ngành chức năng, các địa phương và người chăn nuôi luôn nâng cao ý thức phòng bệnh, duy trì nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng nguy cơ bệnh dịch tả heo Châu Phi vẫn luôn thường trực. Năm 2021, dịch tả heo Châu Phi xảy ra ở 13 huyện, thị xã, thành phố với tổng số heo bệnh tiêu hủy là hơn 1.800 con. Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh dịch tả heo Châu Phi xảy ra tại 32 hộ thuộc 14 xã của 9 huyện/thành phố: Bến Lức, Tân Trụ, Vĩnh Hưng, Cần Đước, Thạnh Hóa, Châu Thành, Mộc Hóa, Tân Thạnh và thành phố Tân An với tổng số heo tiêu hủy là 780 con. Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, nguyên nhân chủ yếu khiến dịch tả heo châu Phi bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp là do xuất phát từ mầm bệnh cũ tồn tại, phát tán trong tự nhiên.
Theo dự báo, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao, do bệnh chưa có vắc-xin phòng ngừa. Trong khi tỷ lệ hộ chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ, lẻ khó áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; một số hộ chăn nuôi không kịp thời báo cho chính quyền địa phương khi heo xuất hiện triệu chứng nhiễm bệnh làm tăng nguy cơ lây lan, phát tán dịch bệnh.
Hiện Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đang tích cực phối hợp các địa phương để triển khai đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch tả heo Châu Phi nói riêng và phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nói chung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong đó, ngành Nông nghiệp địa phương và người chăn nuôi cần chủ động tăng cường giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh để kịp thời xử lý khi có ổ dịch phát sinh, chú trọng công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan. Đồng thời, khuyến cáo người dân đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học để bảo vệ đàn heo. Mô hình nuôi khép kín theo hướng an toàn sinh học đang trở thành xu thế tích cực trong chăn nuôi, với các đặc điểm của mô hình: quản lý, kiểm soát được nguồn đầu vào có nguy cơ mang mầm bệnh (con người, động vật, con giống, vận chuyển…); cùng với đó, xung quanh khuôn viên nuôi được bảo vệ bằng hàng rào và khử khuẩn (buồng Ozon) với các vật dụng khi đưa vào khu vực nuôi. Trong khu chăn nuôi thực hiện riêng lẻ, khép kín tại từng tiểu khu nuôi với từng giai đoạn sinh trưởng của con heo. Đặc biệt, các chất thải, nguồn nước trong quá trình cấp và thoát đều được xử lý trước khi đưa ra ngoài hoặc vận chuyển vào…
Với các biện pháp đó, vừa giúp ngăn chặn được các loại mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu chăn nuôi và ngược lại, vừa giúp nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, góp phần bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi trước nguy cơ dịch bệnh, trong đó có dịch tả heo Châu phi./.
Anh Thư
Các tin khác
- Chính phủ: Quy định về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô (30/06/2023)
- Phát triển xã hội số tại tỉnh Long An (05/04/2023)
- Bến Lức tiếp tục mời gọi doanh nghiệp đầu tư trên địa huyện (25/03/2023)
- Tỉnh Long An phấn đấu đến năm 2030 là trung tâm phát triển kinh tế năng động, bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (02/03/2023)
- Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 – 2030 trên địa bàn tỉnh Long An (02/03/2023)
- Phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh (28/02/2023)
- Toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An (27/02/2023)
- Tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Long An (27/02/2023)
- “Xây dựng xã hội học tập” năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An (26/02/2023)
- Long An: Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp năm 2023 khoảng trên 45.000 vị trí việc làm (26/02/2023)
- Tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021)
- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng tỉnh Long An giai đoạn 2021- 2025
- Thông báo treo cờ Tổ quốc chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
- Thông báo Về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2020
- Khai trương vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An
- Nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020