NGHỊ QUYẾT VÀ ĐỜI SỐNG

Hiệu quả từ công tác huy động và gắn kết các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

11/08/2024 03:38:59PM
Màu chữ Cỡ chữ

Để Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả thực chất, làm thay đổi nhanh diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; công tác huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực và công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình được triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài tại nông thôn. Với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới phải nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn tiệm cận với khu vực đô thị; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa; kinh tế nông thôn phát triển mạnh; xã hội nông thôn dân chủ, giàu bản săc văn hóa dân tộc; môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn “sáng, xanh, sạch, đẹp ”; hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh trật tự ở nông thôn tiếp tục được củng cố”.

Khánh Hưng là xã đầu tiên của huyện Vĩnh Hưng được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2022

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 133/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 82,6%; 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, các cấp, các ngành đã chủ động và tập trung lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhất là nguồn vốn tín dụng, vốn sự nghiệp. Việc huy động người dân đóng góp xây dựng nông thôn mới được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và không có tình trạng huy động quá sức dân nên được Nhân dân đồng tình hưởng ứng. Việc phân bổ vốn thực hiện Chương trình được thực hiện bảo đảm nguyên tắc, quy định; việc giải ngân vốn thực hiện chương trình đạt tỷ lệ khá cao. Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh huy động hơn 100.744 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó, tỉnh đã chủ động lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án khác với xây dựng nông thôn mới (gồm Ngân sách Trung ương 566,3 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 461 tỷ đồng; vốn lồng ghép khoảng 3.440 tỷ đồng; vốn tín dụng 95.500 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 55,5 tỷ đồng; vốn huy động từ người dân và cộng đồng 722 tỷ đồng).

Các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình được ban hành đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình. Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 các cấp và hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới từ tỉnh đến huyện được thành lập và kiện toàn kịp thời, công tác nhân sự được đảm bảo, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện Chương trình gắn với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương. Công tác thông tin, tuyên truyền trên Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, hệ thống phát thanh cơ sở luôn được quan tâm thực hiện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tuyên truyền sinh động hơn về kết quả xây dựng nông thôn mới trên Trang thông tin điện tử, mạng xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã phát huy tốt vai trò trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân tham gia thực hiện Chương trình; chủ động lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, từ đó có những kiến nghị, đề xuất kịp thời. Thông qua công tác tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới; Nhân dân tin tưởng, đồng lòng, ủng hộ và tham gia một cách chủ động, tự giác, trách nhiệm. Nhìn chung, nhận thức của cán bộ, công chức và người dân về xây dựng nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, người dân ngày càng chủ động tham gia bàng nhiều cách làm sáng tạo, công tác xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh.

Từ đó có thể khẳng định, việc triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong việc huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân, từng bước giảm nghèo bền vững, đặc biệt đã thay đổi căn bản diện mạo khu vực nông thôn.

Thu Hằng

Các tin khác

  • Thành phố Tân An: Hiệu quả từ mô hình “Sinh hoạt chi bộ mẫu”, mô hình “Đảng bộ, chi bộ 5 tốt; đảng viên 5 tốt” (10/09/2024)
  • Long An: Ngày càng nhiều cán bộ trẻ giữ chức vụ lãnh đạo các cấp (24/08/2024)
  • Tân Trụ: Đột phá trong phát triển giao thông nông thôn từ Nghị quyết số 22-NQ/HU (24/08/2024)
  • Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển toàn diện (23/08/2024)
  • Cần Giuộc: Những con đường “ý đảng, lòng dân” (22/08/2024)
  • Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực (16/08/2024)
  • Nghị quyết 25-NQ/TW tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh (30/07/2024)
  • Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được các cấp ủy, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả (29/07/2024)
  • Phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên góp phần tăng cường sức trẻ cho tổ chức Đảng (10/07/2024)
  • Long An: Chú trọng xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước (25/06/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối