Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Display portlet menu
end portlet menu bar
  • Triển khai chuyên đề năm 2024 của tỉnh về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X

    Chiều ngày 21/5/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai chuyên đề năm 2024 của tỉnh về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X.

  • Trí thức Khoa học và Công nghệ Triển khai chuyên Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024

    Sáng ngày 17/5/2024, Ban Chấp hành Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội nghị trí thức Khoa học và Công nghệ tỉnh gắn với sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

  • Tấm gương về người chiến sĩ công an “vì dân phục vụ”

    Gắn bó với ngành Công an nhiều năm nay, Đại úy Trần Minh Hiếu– cán bộ Công an xã Thuận Mỹ (Công an huyện Châu Thành) được giao nhiệm vụ phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn xã, anh được nhận xét là người nhiệt tình, nhanh nhẹn, trách nhiệm, có ý thức kỷ luật tốt, luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được lãnh đạo đơn vị ghi nhận, đánh giá cao.

  • Một số kết quả trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng ngành Kiểm sát theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh

    Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, qua đó đã đánh dấu sự ra đời và phát triển của một hệ thống cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Viện kiểm sát nhân dân được thành lập với chức năng  là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là chức năng, là sứ mệnh cao cả và chỉ được quy định duy nhất dành cho ngành Kiểm sát nhân dân mà Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã tin tưởng giao phó cho ngành Kiểm sát.

  • Những phẩm chất đạo đức cơ bản của người cán bộ Kiểm sát theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Đối với cán bộ ngành Kiểm sát, chắc hẳn ai cũng thuộc lòng mười chữ vàng mà Bác đã dạy “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Ngày nay, chúng ta luôn thấy rằng lời dạy của Bác đối với cán bộ ngành Kiểm sát vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn, mang tính thời đại; sẽ mãi là phương châm giáo dục, bồi dưỡng cán bộ của Ngành kiểm sát, đó là chuẩn mực đạo đức để mỗi cán bộ Ngành kiểm sát nhân dân tự phấn đấu và rèn luyện.

  • Để việc học tập và làm theo tấm gương của Bác trở thành công việc thường xuyên và tự giác của mỗi người

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người đã để lại cho dân tộc ta, cho Đảng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Do vậy, học tập và làm theo Bác tiếp tục là công việc thường xuyên, là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam.

  • Nhớ lời Bác dặn về chăm sóc người có công

    Chính sách đối với người có công cách mạng là một trong những chính sách xã hội cơ bản và đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, góp phần to lớn vào việc ổn định và phát triển xã hội. Thực hiện chính sách đối với người có công cách mạng chính là thực hiện đạo lý, truyền thống cao quý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”,“đền ơn đáp nghĩa”.

  • Hiệu quả từ mô hình “Nuôi heo đất” làm theo Bác

    Để việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày càng đi vào thực chất và có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã Hiệp Thạnh. Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi heo đất” tiết kiệm theo gương Bác. Được triển khai thực hiện và đi vào hoạt động từ năm 2017, đến nay mô hình đã phát huy mang lại nhiều kết quả tích cực.

  • Tư tưởng và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sĩ

    "Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống đạo lý, nhân ái có từ nghìn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp ấy đã và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu nhất."Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta".

  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Châu Thành

    Châu Thành Anh Hùng: Trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, huyện Châu Thành có hơn 2.832 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, 592 thương binh, 49 bệnh binh, gần 4.000 gia đình có công với nước. Đến nay, toàn huyện có 515 Bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 09 mẹ Việt Nam anh hùng còn sống và được phụng dưỡng chu đáo. Nhân dân và Ban An ninh huyện Châu Thành được Nhà nước phong tặng Anh Hùng tại Quyết định số 758/KT-CTN ngày 29/01/1996 của Chủ tịch Nước; Nhân dân và Lực lượng Vũ trang huyện Châu Thành được Nhà nước phong tặng Anh Hùng tại Quyết định số 424/KT-CTN ngày 22/8/1998 của Chủ tịch Nước; có 08/12 xã thuộc huyện Châu Thành được Nhà nước phong tặng Anh Hùng, trong đó xã Hòa Phú và xã Thuận Mỹ được 02 lần phong tặng Anh Hùng.

Trang đầu 12345678910 Trang cuối