NGHỊ QUYẾT VÀ ĐỜI SỐNG

Nhiều khó khăn cần phải vượt qua để thanh long Châu Thành phát triển bền vững

15/09/2023 10:05:52PM
Màu chữ Cỡ chữ

Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Châu Thành, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường không ổn định, giá bán giảm mạnh, chi phí đầu vào sản xuất cao, người trồng không có lãi,… là những khó khăn, thách thức mà người dân trồng thanh long huyện Châu Thành đang phải đối mặt.

Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất thanh long phát triển bền vững chủ yếu là mô hình tưới nước tiên tiến

Hiện nay, diện tích trồng cây thanh long toàn huyện có gần 6.850 ha. So với năm 2021 thì diện tích này đã giảm, đồng thời, cũng giảm so với chỉ tiêu Nghị quyết Huyện ủy đề ra là 8.500 ha. Nguyên nhân là những khó khăn trên kéo dài nên người dân đã phá bỏ một số diện tích chuyển sang cây trồng khác hoặc hiện còn bỏ trống.

Ngoài ra, nhằm triển khai thực hiện sản xuất thanh long theo hướng phát triển bền vững, năm 2023, các xã, thị trấn đề ra kế hoạch thực hiện gần 760 ha. Hiện các địa phương cũng chỉ mới hoàn thành việc vận động hộ dân tham gia và thực hiện công tác tập huấn, hướng dẫn hộ dân sản xuất thanh long theo hướng sạch (GAP). Đối với diện tích thanh long được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobapGAP thì toàn huyện hiện có trên 640 ha và khoảng 320 ha. Theo đó, so với chỉ tiêu Nghị quyết Huyện ủy đề ra đối với VietGAP là 3.000 ha thì không đạt.

Do gặp nhiều khó khăn, một số diện tích trồng thanh long đã phá bỏ chuyển sang trồng cây khác

Việc duy trì thực hiện mô hình sản xuất thanh long phát triển bền vững còn rất hạn chế (chỉ từ 30% - 40%) như không duy trì sinh hoạt tổ, nhóm, không ghi chép đầy đủ nhật kí sản xuất, chưa thực hiện đúng quy trình sản xuất theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Công tác thông tin, tuyên truyền vận động nông dân tham gia chưa theo chiều sâu để làm chuyển biến nhận thức của người dân. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất thanh long phát triển bền vững chưa được nghiên cứu ứng dụng nhiều nên chi phí sản xuất cao; ngoài ứng dụng mô hình tưới nước tiên tiến thì chưa áp dụng vào các khâu làm cỏ, bón phân, phun thuốc, tỉa cành,…

Với những khó khăn, thách thức trên, thì huyện Châu Thành đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp tích cực, thiết thực để khắc phục, nhằm sớm ổn định tình hình để đưa việc sản xuất thanh long phát triển bền vững theo đúng định hướng của địa phương, của tỉnh.

Hạ Thi

Các tin khác

  • Long An: Chú trọng xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước (25/06/2024)
  • Lan tỏa giá trị tích cực từ Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (04/06/2024)
  • Nhiều kết quả nổi bật sau 15 năm triển khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An (10/01/2024)
  • Long An: Tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 23% so với đầu năm 2023 (22/12/2023)
  • Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội qua 9 năm đạt gần 6.000 tỷ đồng (19/12/2023)
  • Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) (15/12/2023)
  • Tỉnh ủy đề ra 18 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 (06/12/2023)
  • Sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng 4,12% (05/12/2023)
  • “Quỹ vì người nghèo” vận động gần 45 tỷ đồng trong năm 2023 (05/12/2023)
  • Cán bộ, công chức dôi dư được bố trí, sắp xếp đúng quy định (30/11/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối