Vĩnh Hưng – Phát triển Hội Đông y góp phần chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Nhằm kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền dân tộc, đặc biệt là giữ gìn, phát huy các bài thuốc quý, những năm qua, các cấp Hội Đông y trong huyện không ngừng phấn đấu, xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng Đông y góp phần cùng ngành y tế trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.
Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư về "phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ Đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với sự phát triển nền Đông y, Hội Đông y trên địa bàn huyện được nâng lên, xác định là nhiệm vụ quan trọng để đạt mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Do vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã chỉ đạo thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức Hội đông y từ huyện đến xã, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng Đông y. Từ đó nhân dân tin tưởng và tham gia vào việc khám, chữa trị bệnh bằng phương pháp Đông y ngày càng tăng trong nhiều năm qua.
Hoạt động từ thiện bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân của một Hội Đông y xã
Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, tổ chức Hội Đông y huyện đã tiến hành 3 kỳ đại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 2008-2013) lần IV (nhiệm kỳ 2013-2018) và lần V (nhiệm kỳ 2018-2023), tại Đại hội đã xác định mục tiêu nhiệm vụ xuyên suốt của Hội là: Phát huy và phát triển hội đông y, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; phối hợp cùng ngành y tế thực hiện đồng bộ kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại; tiếp tục trau dồi y đức, phát triển hội viên củng cố tổ chức mạng lưới y tế cơ sở; tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng về trồng và sử dụng thuốc nam.
Hệ thống tổ chức Hội Đông y, cơ sở vật chất và hoạt động khám chữa bệnh bằng Đông y, Đông dược được quan tâm. Về tổ chức đến nay, toàn huyện có 01 Hội đông y huyện, Trung tâm Y tế huyện có 01 khoa nội y học cổ truyền, tuyến xã có 09 chi hội đông y với 58 hội viên, có 05 cơ sở y học cổ truyền tư nhân. Hoạt động y học cổ truyền tại Trạm Y tế các xã, thị trấn có những bước phát triển, có 09/10 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia đạt 90%, 03 xã đạt xã tiên tiến y dược cổ truyền, riêng thị trấn thuộc vùng 1 không có triển khai khám chữa bệnh.
Công tác khám chữa bệnh Đông Y và kết hợp Đông y với y học hiện đại đạt được nhiều kết quả trong 15 năm qua: đã khám chữa bệnh cho 447.594.000 lượt người; bốc thuốc bắc, thuốc nam có 3.008.150.000 thang. Trong đó khám chữa bệnh miễn phí 231.320.000 lượt người, cấp phát 2.380.200.000 thang thuốc nam miễn phí, điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc cho 65.013.000 lượt người.
Việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác Y học cổ truyền đã được quan tâm. Tại Trung tâm Y tế huyện có khoa y học cổ truyền kết hợp với khoa Nội Nhi Nhiễm: từ 03 giường bệnh năm 2008 đến năm 2023 đã tăng lên 15 giường bệnh. Với 13 phòng bao gồm: 2 phòng khám, 01 hành chính, 04 phòng bệnh, 01 phòng điện sung, 01 phòng dược, 02 phòng châm cứu, 01 phòng nấu thuốc, 01 phòng vật lý trị liệu, với các trang thiết bị cơ bản như máy điện châm, điện xung, máy siêu âm điều trị, máy sóng ngắn, đèn hồng ngoại, hệ thống kéo ròng rọc, xe đạp tập,…
Số lượng bệnh nhân khám ngoại trú từ 10.864 lượt năm 2008 tăng lên 92.166 lượt năm 2023. Số bệnh nhân điều trị nội trú từ 300 người năm 2008 tăng lên 1.063 năm 2023. Số bệnh nhân điều trị tại xã từ 2.139 lượt năm 2008 giảm xuống 1.339 lượt năm 2023. Số bệnh nhân điều trị bệnh án ngoại trú từ năm 2019 đến nay tăng cao. Hiệu quả khám chữa bệnh Y học cổ truyền, công tác kết hợp giữa Y học cổ truyền và y học hiện đại ở tuyến huyện đạt >25%, tuyến xã đạt >30%.
Cơ chế, chính sách và phát triển nguồn nhân lực đối với Đông y trên địa bàn huyện từng bước được hoàn thiện. Nguồn nhân lực đối với Đông y phát triển cả về số lượng và chất lượng; xây dựng đội ngũ thầy thuốc đông y giỏi về chuyên môn, trong sáng về y đức. Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực y dược cổ truyền tại Trung tâm và trạm y tế tăng từ 05 cán bộ năm 2008, đến năm 2023 tăng lên 18 người. Trong đó có 03 bác sỹ, 14 y sĩ y học cổ truyền, 01 kỹ thuật viên. Hội Đông y huyện: từ 47 hội viên năm 2008 tăng lên 58 hội viên năm 2023.
Từ năm 2008 đến nay, Hội Đông y đã đưa 56 hội viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về chuẩn hóa đội ngũ lương y, kỹ thuật viên lý luận cơ bản, kỹ thuật viên nâng cao I, kỹ thuật viên nâng cao II. Các cấp hội và hội viên trong huyện luôn tích cực tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Tỉnh Hội tổ chức, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, y đức, y thuật cho cán bộ, hội viên trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân bằng y học cổ truyền.
Ngoài ra, Hội còn thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” rèn luyện y đức cho đội ngũ cán bộ lương y, hội viên.
Thực hiện quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách và công tác phát triển nguồn nhân lực đối với Đông y. Công tác quản lý nhà nước về hành nghề Đông y được quản lý chặt chẽ, trong những năm qua huyện đã cấp 5 chứng chỉ hành nghề Đông y; công tác phối hợp kiểm tra hành nghề đông y được duy trì ít nhất năm 01 lần. Qua kiểm tra đa số các cơ sở hành nghề đảm bảo yêu cầu hoạt động, chấp hành theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở phối hợp các ngành chức năng tập trung thực hiện quy hoạch, đầu tư trồng một số vườn thuốc Nam và do Trạm y tế, Hội Đông y xã quản lý. Đến nay đã có 09/10 trạm y tế xã, thị trấn có vườn thuốc nam mẫu. Hàng năm Hội Đông y huyện và câu lạc bộ thuốc nam tổ chức 1-2 lần đi thực địa cây thuốc nam ở các huyện trong và ngoài tỉnh qua đó phát hiện và bổ thêm vào danh mục thuốc nam có giá trị; đã tổ chức xây dựng lại vườn thuốc nam mẫu của Hội; tất cả cán bộ, hội viên đều trồng từ 5-20 cây thuốc mẫu.
Vườn thuốc Nam của một Hội Đông y xã
Các Tổ thuốc Nam trên địa bàn huyện đã tìm kiếm thu hái nhiều loại cây thuốc, chế biến sử dụng trên 60 vị thuốc nam phục vụ cho việc khám và điều trị cho bệnh nhân nghèo. Thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu cho Nhân dân hiểu biết, sử dụng một số cây thuốc, bài thuốc quý, phương pháp chữa bệnh thường gặp tại cộng đồng dân cư trong các buổi hội thảo tại các xã, ấp. Qua đó, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn dược liệu quí, những bài thuốc cổ truyền, phương pháp chữa bệnh hay bằng đông y, nâng cao chất lượng và hiệu quả khám, chữa bệnh cho Nhân dân.
Nhìn chung, qua 15 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ; cấp ủy, chính quyền huyện Vĩnh Hưng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hội Đông y hoạt động đạt hiệu quả trên các mặt. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên được thực hiện thường xuyên; tổ chức Hội Đông y được củng cố, kiện toàn; việc khám, chữa bệnh bằng đông y được chú trọng, số lượng cán bộ ngành đông y ngày càng tăng, trình độ chuyên môn được nâng cao; công tác sưu tầm các bài thuốc hay, phương pháp chữa bệnh được quan tâm; nguồn dược liệu đông y được bảo tồn và phát triển đa dạng các chủng loại, cây thuốc quý. Hoạt động xã hội hoá hành nghề đông y, đông dược từng bước phát triển; công tác quản lý nhà nước về đông y được tăng cường; Hội Đông y với ngành Y tế thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Những kết quả trên, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, đóng góp vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên, quá trình hoạt động của tổ chức Hội Đông y huyện cũng gặp những khó khăn, vướng mắc. Chế độ chính sách cho cán bộ đông y và hành nghề y dược cổ truyền nhất là tuyến cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; các tổ chức, cá nhân chưa quan tâm đầu tư vào lĩnh vực hoạt động đông y. Người dân chưa thật sự chú trọng định hướng cho con em tham gia vào nguồn nhân lực Đông y. Ngân sách nhà nước hỗ trợ chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, thiếu định biên và định suất nhân lực cho cấp huyện và xã. Hội Đông y chưa có đột phá trong đổi mới phương thức hoạt động; hoạt động chữa trị bệnh cho nhân dân bằng đông y chủ yếu dựa vào sự ủng hộ của các mạnh thường quân…
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư về “Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”. Xác định phát triển nền Đông y là để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trách nhiệm các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội; củng cố, phát triển Hội Đông y huyện Vĩnh Hưng là thực hiện công tác dân vận của Đảng và góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Hội Đông y huyện là tổ chức xã hội-nghề nghiệp tự chủ, năng động và sáng tạo, đại diện hợp pháp về quyền lợi và trách nhiệm của những người hành nghề Đông y. Việc phát triển nền Đông y và Hội Đông y huyện Vĩnh Hưng với mục tiêu là đẩy mạnh nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển Đông y; kết hợp Đông y với Tây y trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân; xây dựng đội ngũ thầy thuốc đông y huyện đông đảo về số lượng, giỏi về chuyên môn và trong sáng về y đức; củng cố tổ chức, phát triển hội viên, đẩy mạnh hoạt động của Hội Đông y huyện để Hội thực sự đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp phát triển nền đông y Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe Nhân dân và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Bài và ảnh: Trần Rem
Các tin khác
- Mộc Hóa: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn (04/11/2024)
- Cần Giuộc: Lan tỏa phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (29/10/2024)
- Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh: Bệ phóng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp (28/10/2024)
- Bến Lức: Phát triển công nghiệp bền vững nhờ lợi thế vị trí và cơ sở hạ tầng (23/10/2024)
- Đức Hòa khẳng định vị trí vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh (18/10/2024)
- Huyện Tân Trụ: Điểm sáng trong cải cách hành chính của tỉnh (17/10/2024)
- Châu Thành đột phá trong tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn (15/10/2024)
- Phát huy sức mạnh Nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh (10/10/2024)
- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh (10/10/2024)
- Thủ Thừa nỗ lực đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng (10/10/2024)
- Tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021)
- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng tỉnh Long An giai đoạn 2021- 2025
- Thông báo treo cờ Tổ quốc chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
- Thông báo Về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2020
- Khai trương vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An
- Nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020