NGHỊ QUYẾT VÀ ĐỜI SỐNG

Vai trò của cấp ủy cơ sở trong lãnh đạo công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

17/05/2023 10:47:35AM
Màu chữ Cỡ chữ

Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 

“Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là việc sử dụng những hình thức khác nhau tác động một cách có hệ thống và thường xuyên đến ý thức của con người nhằm trang bị những kiến thức pháp lý nhất định để từ đó họ có những nhận thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng pháp luật và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.”

Theo quy định tại Điều 2, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: “Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.”

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là ở các quốc gia thượng tôn pháp luật như Việt Nam. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp hình thành ý thức pháp luật, hiểu biết pháp luật và đạo đức cho mọi người. Bởi vì các quy phạm pháp luật được xây dựng để điều chỉnh và quản lý xã hội dựa trên nền tảng các nguyên tắc đạo đức và tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc đạo đức.

Người dân dự nghe tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Bên cạnh đó, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bởi vì pháp luật được biết như là công cụ để quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Một khi người dân nắm vững, hiểu rõ và tin vào pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, thì việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội sẽ dễ dàng hơn, phát huy tối đa hiệu quả của mỗi cơ quan, tổ chức thực thi pháp luật và quyền tự do, dân chủ của mỗi cá nhân trong xã hội.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong trường học cho các em học sinh

Cấp ủy cơ sở là cơ quan giúp tổ chức đảng cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện các mặt, các khía cạnh công tác của địa phương, cơ quan, đơn vị, trong đó có công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung này được quy định rõ trong Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư. Ban Bí thư đã yêu cầu các cấp ủy đảng phải xác định rõ “công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”

Từ việc xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác chính trị, tư tưởng, chính vì vậy vai trò của các cấp uỷ đảng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là cực kỳ quan trọng. Vai trò của cấp ủy cơ sở thể hiện ở việc lãnh đạo chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, đơn vị và phù hợp với từng đối tượng khác nhau, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương, cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, vai trò của cấp ủy cơ sở còn thể hiện ở việc xây dựng, cụ thể hóa thành các kế hoạch, chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thiết thực cho địa phương, ngành, đơn vị mình đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể.

Tuyên truyền pháp luật về an toàn lao động cho công nhân, người lao động

Ngoài ra, vai trò của cấp ủy cơ sở còn thể hiện ở việc lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể của cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động trong công tác phối hợp, tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, sức chiến đấu của cán bộ, đảng viên góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc nói chung và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng.

Thực tế đã chứng minh, địa phương, đơn vị nào cấp ủy có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát thì ở địa phương, đơn vị đó chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được nâng cao.

                                                                                                                                                                                     Thanh Trúc                                                                                                                                                                                                                                                           

Các tin khác

  • Cần Giuộc: Những con đường “ý đảng, lòng dân” (22/08/2024)
  • Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực (16/08/2024)
  • Hiệu quả từ công tác huy động và gắn kết các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới (11/08/2024)
  • Nghị quyết 25-NQ/TW tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh (30/07/2024)
  • Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được các cấp ủy, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả (29/07/2024)
  • Phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên góp phần tăng cường sức trẻ cho tổ chức Đảng (10/07/2024)
  • Long An: Chú trọng xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước (25/06/2024)
  • Lan tỏa giá trị tích cực từ Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (04/06/2024)
  • Nhiều kết quả nổi bật sau 15 năm triển khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An (10/01/2024)
  • Long An: Tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 23% so với đầu năm 2023 (22/12/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối