NGHỊ QUYẾT VÀ ĐỜI SỐNG

Khởi sắc trên mảnh đất vùng biên

20/06/2023 01:58:9PM
Màu chữ Cỡ chữ

Kiến Tường là thị xã vùng biên giới của tỉnh Long An, được tách ra từ huyện Mộc Hóa trước đây. Năm 2010, địa phương này bắt đầu triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp, đời sống và điều kiện sản xuất của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn. Nay đã "thay da đổi thịt", trở thành những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng vùng biên giới vững mạnh của tỉnh Long An.

Thị xã Kiến Tường nằm ở trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, mang đặc điểm chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đất trũng ngập nước hàng năm. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp 17.450 ha. Từ khi bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM), Kiến Tường xác định xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng chất lượng và hiệu quả.

Bộ mặt nông thôn vùng biên thay đổi từng ngày

Địa phương tập trung phát huy mọi nguồn lực đầu tư, khai thác mọi tiềm năng theo hướng nền nông nghiệp chất lượng cao, cơ cấu công nghiệp hợp lý. Từ năm 2011 đến nay, Kiến Tường đã đầu tư xây dựng 52 khu đê bao khép kín, xây mới 9 cống ngăn lũ, ngăn mặn, đảm bảo cho 10.411 ha đất sản xuất.

Một góc của thị xã vùng biên

Đến nay, toàn bộ 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thị xã được tưới, tiêu nước chủ động.Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của thị xã là trồng trọt. Trong đó lúa là cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Những năm qua, thị xã đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi từ trồng lúa sang những cây trồng khác có giá trị kinh tế cao như: Cây ăn trái và rau màu các loại, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời triển khai thực hiện hiệu quả nhiều mô hình sản xuất. Cụ thể chương trình lúa chất lượng cao được triển khai trên diện tích 7.755 ha và quy hoạch vùng lúa ủng dụng công nghệ cao trên diện tích 3.350 ha. Hiện tại, chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao và ứng dụng công nghệ bước đầu đạt kết quả khả quan.

Đường giao thông nông thôn xanh sạch đẹp

Khi mới thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đời sống và điều kiện sản xuất của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 16,6 triệu đồng/năm; hộ nghèo khu vực nông thôn còn khoảng 7,17 %; hộ dân sử dụng nước sạch khoảng 5,24%. Qua hơn 10 năm thực hiện, thị xã Kiến Tường huy động trên 375 tỉ đồng xây dựng NTM. Bộ mặt nông thôn thị xã Kiến Tường có nhiều thay đổi. Trong đó, hệ thống hạ tầng được quan tâm đầu tư với 100% trục đường xã, ấp được nhựa và bê tông hóa, 100% trục chính nội đồng, đường ngõ xóm đã được cúng hoá, 12/14 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, 100% các hộ dân có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố, 86,5% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 92% số hộ dân được sử dụng nước sạch.

                                                                                                                                                                                     Tấn Hải

Các tin khác

  • Long An: Chú trọng xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước (25/06/2024)
  • Lan tỏa giá trị tích cực từ Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (04/06/2024)
  • Nhiều kết quả nổi bật sau 15 năm triển khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An (10/01/2024)
  • Long An: Tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 23% so với đầu năm 2023 (22/12/2023)
  • Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội qua 9 năm đạt gần 6.000 tỷ đồng (19/12/2023)
  • Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) (15/12/2023)
  • Tỉnh ủy đề ra 18 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 (06/12/2023)
  • Sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng 4,12% (05/12/2023)
  • “Quỹ vì người nghèo” vận động gần 45 tỷ đồng trong năm 2023 (05/12/2023)
  • Cán bộ, công chức dôi dư được bố trí, sắp xếp đúng quy định (30/11/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối