NGHỊ QUYẾT VÀ ĐỜI SỐNG

Tân Thạnh: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao góp phần xây dựng nông thôn mới

22/05/2023 08:31:9AM
Màu chữ Cỡ chữ

Huyện Tân Thạnh được biết đến là một huyện thuần nông với diện tích đất nông nghiệp 37.484ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 31.153ha và đất trồng cây lâu năm là 2.661ha. Nhờ ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến mà những năm gần đây khu vực một số xã đã hình thành nên các vùng trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, sau khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn, huyện đang phấn đấu xây dựng huyện đạt nông thôn mới theo hướng "Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững" vào năm 2025.

Trong xây dựng NTM bên cạnh thực hiện các nội dung như: Quy hoạch, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội thì nội dung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân không kém phần quan trọng. Trong thời gian qua, UBND huyện tăng cường công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình lúa ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi cây trồng vật nuôi,...nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Tính đến tháng 4/2023, toàn huyện gieo sạ 57.474/77.000 ha, đạt 74,64% kế hoạch. Mô hình nhân rộng tổng diện tích thực hiện 1.911,9/2500 ha đạt 76,48% kế hoạch; mô hình duy trì tổng diện tích thực hiện 1.942,8/3.060,1 ha đạt 63,49% so với kế hoạch. Theo đó, lãnh đạo huyện khuyến khích nông dân tham gia vào mô hình lúa ứng dụng công nghệ cao, những dự án cánh đồng lớn và không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hợp tác, Câu lạc bộ.

Nông dân thực hiện mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế

Xuất phát là một nông dân chuyên trồng lúa, ông Nguyễn Văn Lan ấp Huỳnh Hớn, xã Nhơn Hoà Lập lần đầu mới tham gia vào mô hình lúa ứng dụng công nghệ cao. Ông Lan chia sẻ: “Trước đây người nông dân tự trồng lúa theo truyền thống không theo một quy định nào nên ai có kinh nghiệm gì thì làm như vậy nên năng suất cũng có lúc cao, lúc thấp còn bón phân, phun thuốc thì tuỳ ý. Nhưng từ khi tham gia mô hình thì thấy có khác cán bộ, kỹ sư trên huyện xuống theo dõi thường xuyên và áp dụng bón phân, phun thuốc, giảm giống theo quy định nên thấy chi phí đã giảm rất nhiều. Nếu như lúc chưa tham gia mô hình thì với hơn 2 ha đất của tôi phải đầu tư 18-20 triệu/ha nhưng giờ chỉ có khoảng 14-15 triệu/ha. Từ hiệu quả này tôi sẽ tiếp tục tham gia mô hình trong thời gian".

Còn đối với ông Võ Văn Hái thì việc nhà chỉ có 4 công đất để canh tác sinh sống thì việc tham gia vào mô hình là hết sức có ý nghĩa vì với số lượng đất ít ỏi thì cần có sản lượng cao mà giá thành đầu tư thấp để có lợi nhuận sinh sống cho gia đình. Ông Hái chia sẻ: “Đây là lần đầu tham gia nhưng tôi thấy rất có hiệu quả vì khi được hướng dẫn bón phân đúng cách hạn chế sâu bệnh là rất rõ, cây lúa thấy cứng cây và phát triển đều ngọn thấy rất ham. Nếu lúc trước tôi làm thì suốt vụ phun thuốc 5-6 lần nhưng giờ thì giảm được 2 lần, điều quan trọng là dùng giống xác nhận nên chất lượng lúa làm ra đạt yêu cầu thị trường bán được giá".

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã tạo sự chuyển mình cho nền nông nghiệp của huyện

Để người nông dân tích cực tham gia vào các mô hình, ngành chuyên môn  huyện cũng tăng cường vận động nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đối với các loại cây ăn quả thì phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh và của huyện triển khai tập huấn cho nông dân nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật cụ thể như: Lắp đặt các hệ thống phun tưới tự động theo công nghệ mới; áp dụng công nghệ sinh học, trồng cây trong nhà màng nhà lưới, sử dụng túi để bao trái và sản xuất theo hướng hữu cơ từ đó cho ra sản phẩm an toàn và hướng tới xây dựng thương hiệu và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hiện tại, nhiều hộ dân của huyện đã trồng cây ăn quả theo hướng VietGAP như cây sầu riêng và bưởi da xanh ở xã Tân Lập. Trong đó, sản xuất theo quy trình (công nghệ cao, GAP, hướng hữu cơ,..) là 183,9 ha.

Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới

Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã tạo sự chuyển mình cho nền nông nghiệp của huyện, góp phần đưa nhiều chỉ tiêu chủ yếu của địa phương đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững vừa là mục tiêu, vừa là động lực để huyện trở thành huyện nông thôn mới. Việc phát triển hàng hóa nông nghiệp bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ cao, sẽ đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người nông dân và doanh nghiệp; đồng thời giải quyết được bài toán đầu ra, tăng giá trị hàng nông sản.

                                                                                                                                                      Ngọc Diệu - Chí Tâm

Các tin khác

  • Thành phố Tân An: Hiệu quả từ mô hình “Sinh hoạt chi bộ mẫu”, mô hình “Đảng bộ, chi bộ 5 tốt; đảng viên 5 tốt” (10/09/2024)
  • Long An: Ngày càng nhiều cán bộ trẻ giữ chức vụ lãnh đạo các cấp (24/08/2024)
  • Tân Trụ: Đột phá trong phát triển giao thông nông thôn từ Nghị quyết số 22-NQ/HU (24/08/2024)
  • Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển toàn diện (23/08/2024)
  • Cần Giuộc: Những con đường “ý đảng, lòng dân” (22/08/2024)
  • Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực (16/08/2024)
  • Hiệu quả từ công tác huy động và gắn kết các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới (11/08/2024)
  • Nghị quyết 25-NQ/TW tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh (30/07/2024)
  • Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được các cấp ủy, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả (29/07/2024)
  • Phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên góp phần tăng cường sức trẻ cho tổ chức Đảng (10/07/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối