NGHỊ QUYẾT VÀ ĐỜI SỐNG

Long An tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục

08/10/2024 05:16:31PM
Màu chữ Cỡ chữ

Năm học 2024 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đồng thời, tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia và giải quyết bài toán thiếu giáo viên.

Theo số liệu thống kê, trong năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh hiện có 591 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, với hơn 330.000 học sinh và 17.800 giáo viên, cán bộ quản lý​. Bên cạnh việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, các địa phương đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo có thêm 909 phòng học và phòng chức năng cho các trường học trên địa bàn tỉnh. Kinh phí xây dựng lên tới hơn 683 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn của tỉnh chiếm hơn 296 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có gần 263 tỷ đồng được dành cho việc mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu, đảm bảo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh. Công tác đặt hàng đào tạo giáo viên và chính sách thu hút giáo viên về Long An giảng dạy cũng được tập trung triển khai. Đặc biệt, trong năm 2024 này, ngành giáo dục phấn đấu công nhận mới 38 trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; trong đó có 16 trường tiểu học, 11 trường trung học cơ sở và 11 trường trung học phổ thông.

Ưu tiên, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Năm học 2024 - 2025 là năm học mà Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được triển khai từ lớp 1 đến lớp 12 và là năm học đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, để đạt mục tiêu năm học 2024 - 2025, năm học bức phá, về đích trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đề ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Chỉ thị yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Trước hết là ưu tiên phát triển cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Tăng cường thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông kết hợp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt chính sách thu hút, tạo nguồn tuyển dụng giáo viên và hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên yên tâm công tác, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Đi đôi với số lượng, cần quan tâm triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Long An còn thiếu 1.220 giáo viên nên công tác đào tạo, cùng các chính sách thu hút, tuyển dụng giáo viên tiếp tục được đẩy mạnh triển khai

Kế đến, phải chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: Trường học đạt chuẩn quốc gia tăng lên ở tất cả các cấp học và đổi mới các chương trình giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó là đẩy mạnh chuyển đổi số, sử dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng dạy và học. Hệ thống học liệu số và kho dữ liệu mở cũng được phát triển để tạo môi trường học tập linh hoạt và hiện đại​.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, chú trọng phát triển các cơ sở giáo dục mầm non tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu đông dân cư nhằm tạo điều kiện cho con em công nhân lao động được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng. Củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xóa mù chữ và từng bước phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao hơn để nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục rà soát, bổ sung và chuẩn bị các điều kiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3 tuổi, 4 tuổi vào năm 2030.

Ngoài ra, tỉnh cũng yêu cầu phải tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học; tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, công tác truyền thông giáo dục và thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành, coi thi đua là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Năm học 2024 - 2025 là cột mốc quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đề ra. Để đạt được thành công, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành giáo dục và toàn xã hội. Các giải pháp đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất, và nâng cao chất lượng giáo viên sẽ là nền tảng vững chắc để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần xây dựng một xã hội học tập toàn diện và bền vững.

Anh Thư

Các tin khác

  • Phát huy sức mạnh Nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh (10/10/2024)
  • Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh (10/10/2024)
  • Thủ Thừa nỗ lực đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng (10/10/2024)
  • Thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An, khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (08/10/2024)
  • Thạnh Hóa: Nông nghiệp đổi mới và phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao (07/10/2024)
  • Thu ngân sách hơn 19.000 tỷ đồng, Long An sắp đạt dự toán năm 2024 nhưng vẫn còn nhiều thách thức (04/10/2024)
  • Châu Thành: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh (04/10/2024)
  • Sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao: Bước chuyển mình quan trọng cho nông nghiệp Cần Giuộc (04/10/2024)
  • Với hơn 3,1 triệu tấn, Long An vượt chỉ tiêu Nghị quyết về sản lượng lúa (03/10/2024)
  • Kết quả tích cực từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (30/09/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối