NGHỊ QUYẾT VÀ ĐỜI SỐNG

Bảo tồn lúa mùa nổi gắn với sinh kế người dân

08/09/2023 05:38:40PM
Màu chữ Cỡ chữ

“Lúa mùa nổi” được trồng phổ biến vào thập niên 90 trở về trước ở đồng bằng sông Cửu Long  cho đến khi bị lúa cao sản ngắn ngày “xâm lấn”. Nhưng hiện tại đang có nhiều nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp cùng các tổ chức đã kết nối, chung sức với nỗ lực hồi sinh hệ sinh thái lúa mùa nổi.

Mùa nước nổi năm 2020 là vụ mùa đầu tiên người dân Long An ‘khởi động’ trồng lại giống lúa mùa nổi với tên gọi “Nàng Tây Đùm” trên diện tích 30 hecta tại ấp Láng Sen, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng. Đến tháng 7/2022, hợp tác xã dịch vụ lúa mùa nổi chính thức được thành lập và mở rộng diện tích vùng trồng lên 100 hecta với 31 thành viên. Đây là năm thứ 4 liên tiếp, người dân duy trì cây lúa mùa nổi. Ông Trần Thanh Phong, thành viên hợp tác xã phấn khởi chia sẻ: “Lúc trước vào mùa lũ tôi thường đánh bắt thủy sản để kiếm thêm thu nhập, công việc có phần vất vả, thức khuya dậy sớm. Từ ngày phục hồi lại cây lúa mùa nổi, tôi tham gia trồng 7 hecta, thu nhập cũng gần khoảng trăm triệu đồng/vụ. Trồng lúa này rất khỏe, không phải tốn công chăm sóc như lúa cao sản”.

Thời gian sinh trưởng của lúa mùa nổi khoảng 5,5 tháng, thường được gieo sạ vào cuối tháng 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 12 âm lịch

Ưu điểm vượt trội của lúa mùa nổi là sinh trưởng gần như hoàn toàn tự nhiên. Cây lúa tự ngậm sương mà nẩy mầm, ngậm nước phù sa từ thượng nguồn đổ về mà lớn, hứng nắng trời mà đơm bông. Cây lúa thích ứng với mực nước dâng cao bằng cách vượt lóng theo nước (cây lúa có thể vươn dài đến 3 - 5m). Với cơ chế rất độc đáo, nên gạo của lúa mùa nổi được xem là gạo sạch và hàm lượng vitamin E cao gấp 5 lần so với các loại gạo khác. Nhờ đó mà lúa được tập đoàn Lộc Trời bao tiêu với giá 15.000đồng/kg. Trung bình năng suất lúa mùa nổi từ 2,2 - 2,5tấn/hecta, lợi nhuận 24 triệu đồng/hecta. Ông Trương Văn Phú - Giám đốc hợp tác xã dịch vụ lúa mùa nổi cho biết: “Lúa mùa nổi được trồng “thuận thiên” nghĩa là dựa hoàn toàn vào mùa nước nổi để sinh trưởng, không hề bón phân, xịt thuốc nên chi phí đầu tư rất thấp; đồng thời, còn cho ra sản phẩm sạch, giàu dinh dưỡng”.

Thả cá vào ruộng lúa để tạo thu nhập kép “lúa-cá”, giúp người dân ổn định sinh kế mùa nước nổi

Thêm một điều đặc biệt nữa là khi trồng lúa mùa nổi còn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại thủy sản tự nhiên ẩn trú, sinh sôi và phát triển, giúp người dân có thêm thu nhập. Những năm gần đây, nguồn cá trong tự nhiên giảm dần nên vụ lúa này, hợp tác xã đã thả thêm 80.000 con cá lóc, 210kg cá trê (đang mang trứng). Bà Nguyễn Thị Bé chia sẻ: “Trồng lúa mùa nổi, bà con thu được lợi nhuận kép. Khi lúa chín vàng, người dân sẽ tiến hành rút nước để thu hoạch cá trước, sau đó mới thu hoạch lúa. Chỉ tính riêng nguồn lợi từ cá, mỗi hecta người dân thu được từ 2 - 4 triệu đồng”.

Trồng lúa mùa nổi hoàn toàn “thuận thiên”, rất ít tốn chi phí và gần như không cần chăm sóc mà lợi nhuận lại cao nên người dân rất phấn khởi. Hiện toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có trên dưới 300 hecta lúa mùa nổi, tập trung tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An,... Qua đó, không chỉ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, giúp khôi phục, hồi sinh hệ sinh thái lúa mùa nổi - một giống lúa đặc biệt gói trọn đời sống văn hóa đồng bằng - mà còn tạo sinh kế ổn định cho người dân mỗi mùa nước nổi.

Hồng Lĩnh

Các tin khác

  • Long An: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (27/09/2024)
  • Cần Giuộc: Thực hiện tốt công tác chăm lo cho người nghèo (26/09/2024)
  • Trường Cao đẳng Long An: Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 37-CT/TW, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh (25/09/2024)
  • Cần Giuộc “về đích sớm” huyện nông thôn mới (23/09/2024)
  • Tân Thạnh: Nỗ lực giảm nghèo bền vững (20/09/2024)
  • Hiệu ứng tích cực từ Cuộc vận động Nhân dân “Góp ý và hiến kế xây dựng thành phố Tân An thân thiện, văn minh, hiện đại” (20/09/2024)
  • Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (20/09/2024)
  • Thành phố Tân An: Hiệu quả từ mô hình “Sinh hoạt chi bộ mẫu”, mô hình “Đảng bộ, chi bộ 5 tốt; đảng viên 5 tốt” (10/09/2024)
  • Long An: Ngày càng nhiều cán bộ trẻ giữ chức vụ lãnh đạo các cấp (24/08/2024)
  • Tân Trụ: Đột phá trong phát triển giao thông nông thôn từ Nghị quyết số 22-NQ/HU (24/08/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối