Thông tin chỉ đạo cấp ủy

Nâng cao chất lượng công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển tỉnh đến năm 2030

12/01/2023 07:18:46PM
Màu chữ Cỡ chữ

Ngày 19/12/2022, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Nguyễn Thanh Hải thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy kí ban hành Chỉ thị số 40-CT/TU công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển tỉnh đến năm 2030.

Sau 12 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư khóa X, công tác ngoại giao kinh tế đã có chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngoại giao kinh tế chưa đầy đủ; ngoại giao kinh tế chưa theo kịp tình hình và yêu cầu phát triển của tỉnh nhà, chưa gắn kết chặt chẽ với ngoại giao về quốc phòng, an ninh, văn hóa - xã hội để tạo thành sức mạnh tổng hợp. Quan hệ hợp tác kinh tế  giữa tỉnh Long An với một số địa phương quốc tế đã thiết lập quan hệ hợp tác chính thức hoặc có mối quan hệ hữu hảo với tỉnh Long An chưa phát huy được hiệu quả thực chất. Việc hỗ trợ các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, đồng thời để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế một cách toàn diện, thực chất trong giai đoạn phát triển kinh tế mới của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

1. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế. Xác định ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của công tác đối ngoại địa phương, một động lực quan trọng để phát triển nhanh, bền vững; đóng vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường tiềm lực, sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả. Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác ngoại giao kinh tế cần xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc, vì sự phát triển chung của tỉnh và hiệu quả thực chất làm tiêu chí hàng đầu trong triển khai hoạt động ngoại giao kinh tế.

2. Tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc hơn quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác quốc tế. Với các đối tác quan trọng, nhất là các địa phương giáp biên, các địa phương đã thiết lập quan hệ hợp tác chính thức, các địa phương và tổ chức quốc tế có mối quan hệ gần gũi phải chủ động, tích cực hợp tác, gắn kết chặt chẽ quan hệ chính trị, đối ngoại với hợp tác kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hoá, giáo dục và khoa học - công nghệ... Tranh thủ tối đa các quan hệ chính trị đối ngoại để thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, qua đó củng cố vững chắc quan hệ với các đối tác, nâng cao tiềm lực, vị thế, uy tín của địa phương. Việc giải quyết vướng mắc trong quan hệ kinh tế với các đối tác phải bảo đảm cao nhất lợi ích –của tỉnh và người dân, hài hoà với lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đối tác.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh; tận dụng hiệu quả việc tham gia các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam. Tích cực vận động, thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc. Chủ động mở rộng, làm sâu sắc hơn hợp tác khoa học - công nghệ, thu hút nguồn lực bên ngoài cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, phát triển công nghệ, chuyển đổi số; thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tham gia hiệu quả vào mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn cầu. Tiếp tục đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường, đối tác, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Khuyến khích, tạo điều kiện để kiều bào tỉnh ở nước ngoài tích cực đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và triển khai đồng bộ các chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài khi về nước làm việc, thường trú; tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào ở nước ngoài về tỉnh đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

4. Xây dựng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Khuyến khích sự tham gia chủ động, tích cực của các địa phương, doanh nghiệp và người dân vào hoạt động ngoại giao kinh tế. Tập trung hỗ trợ các ngành, địa phương và doanh nghiệp khai thác hiệu quả các thị trường quốc tế, tiếp cận các nguồn vốn gắn với công nghệ cao, tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị, sản xuất khu vực và toàn cầu. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại - đầu tư. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan đối ngoại trong thẩm định, xử lý vướng mắc các dự án quan trọng có yếu tố nước ngoài hoặc nhạy cảm về đối ngoại.

5. Tăng cường theo dõi, nắm chắc, cập nhật kịp thời, hiệu quả thông tin, tình hình kinh tế thế giới; nâng cao năng lực dự báo, tham mưu về phát triển kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, học tập, tổng kết kinh nghiệm phát triển của các địa phương và các nước, luật pháp và tập quán kinh tế quốc tế để nhạy bén phát hiện và tận dụng các xu hướng, mô hình phát triển mới. Các sở, ngành, địa phương cần gắn kết, trao đổi thông tin với người dân, doanh nghiệp để triển khai các hoạt động ngoại giao kinh tế thiết thực, hiệu quả, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh.

6. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy hơn nữa vai trò của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Nâng tầm quan hệ đối ngoại góp phần thúc đẩy quan hệ song phương, tạo thuận lợi cho công tác ngoại giao kinh tế. Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữa ngoại giao kinh tế với ngoại giao văn hoá, quốc phòng - an ninh; giữa song phương và đa phương; giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp trong triển khai ngoại giao kinh tế. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp về đạo đức, bản lĩnh chính trị, kiến thức, năng lực, trình độ, kỹ năng về ngoại giao kinh tế, kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế... Bố trí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc thù của ngoại giao kinh tế.

7. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, hướng dẫn việc tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị này đến cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nghiệp trong tỉnh. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức nghiên cứu, học tập quán triệt Chỉ thị này; lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

8. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ đạo việc rà soát cơ chế, chính sách và ban hành các văn bản cụ thể hóa quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện và giám sát đối với các hoạt động ngoại giao kinh tế.

9. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng; đồng thời, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo kết quả và kịp thời tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo xử lý những vấn đề phát sinh. 

TH-VPTU

Các tin khác

  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh (05/11/2024)
  • Kế thừa, bảo tồn và phát huy các bài thuốc quý của y học cổ truyền Việt Nam, góp phần tăng cường chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh (05/11/2024)
  • Công tác chuẩn bị phục vụ đại hội đảng bộ các cấp được triển khai chặt chẽ, nghiêm túc tại Cần Đước, Tân Trụ, Tân Hưng, Đức Huệ (28/10/2024)
  • Việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm phải đảm bảo trung thực, công tâm, khách quan, thực chất (23/10/2024)
  • Quyết liệt, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm 2024 để phấn đấu “về đích sớm” thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh (17/10/2024)
  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh (16/10/2024)
  • Tăng cường công tác thi hành án dân sự, hành chính trên địa bàn tỉnh (16/10/2024)
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ thị: Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới (16/10/2024)
  • Long An tuyển dụng 30 công chức, viên chức trong năm 2024 (07/10/2024)
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh (29/09/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối