Tin trong nước

Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2023

04/07/2023 03:31:33PM
Màu chữ Cỡ chữ

Sáng ngày 04/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023.

Quang cảnh hội nghị tại các điểm cầu

Hội nghị nhằm triển khai kết quả Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ và các nghị quyết, quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, theo chương trình, hội nghị Chính phủ với các địa phương sẽ tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2023, tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm.

Trong hội nghị này, lãnh đạo các ban bộ ngành trung ương và địa phương sẽ góp ý, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội trong tình hình mới; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2023; Báo cáo việc huy động nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và tỷ lệ vay lại vốn vay nước ngoài của các dự án vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Long An

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Chúng ta đã đi qua nửa đầu năm 2023, cũng là nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng và Quốc hội khóa XV. Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nổi lên 6 cơn gió ngược: tăng trưởng suy giảm , lạm phát hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; hậu quả của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề; cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, sự phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy cục bộ; các cuộc xung đột, trong đó có cuộc xung đột ở Ukraine chưa chấm dứt; nhiều nước vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến kinh tế của các nước, nhất là những nước đang phát triển; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.

Về tình hình trong nước Thủ tướng Chính phủ cho biết: "Nền kinh tế chịu tác động kép, vừa phải chống chịu với sức ép từ cả bên trong và bên ngoài, nhất là bởi: quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế; công việc thường xuyên ngày càng nặng nề hơn, yêu cầu, đòi hỏi cao hơn; các vấn đề tồn đọng, kéo dài ngày càng bộc lộ rõ hơn; nhiều vấn đề phát sinh cần phải giải quyết; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn; xuất nhập khẩu, thu hút FDI gặp nhiều thách thức khi thương mại toàn cầu suy giảm và cạnh tranh gia tăng; sức ép từ thực tiễn, như: vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu, các quy định mới từ các thị trường lớn về hàng hóa nhập khẩu với đòi hỏi khắt khe hơn".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị (ảnh: Internet)

Đồng thời, Thủ tướng khẳng định: "Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng mà trực tiếp thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội, các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự ủng hộ tham gia tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương, các đồng chí đã nỗ lực chỉ đạo, điều hành, quản lý và quyết liệt trong các nhiệm vụ được giao, kịp thời hiệu quả hơn trong tình hình khó khăn vừa qua. Trong đó thì chúng ta đã tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm cấp bách hiện nay là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững an ninh quốc phòng, thúc đẩy hội nhập quốc tế tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng tiêu cực".

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, quý II và 6 tháng đầu năm. Trong đó nêu rõ những mặt tích cực, những hạn chế cần khắc phục, bài học kinh nghiệm; phân tích bối cảnh, tình hình; đề xuất giải pháp trọng tâm, điểm mấu chốt, khâu đột phá thực hiện các nhiệm vụ tháng 7 và 6 tháng cuối năm 2023.

Nguyễn Tùng

Các tin khác

  • Toàn văn thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 (06/09/2024)
  • Phiên chất vấn tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (21/08/2024)
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 (19/08/2024)
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An vinh dự nhận Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác dư luận xã hội (31/07/2024)
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người cộng sản chân chính “Thép đã tôi thế đấy !” (20/07/2024)
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm (10/07/2024)
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị (09/07/2024)
  • Hội nghị toàn quốc giao ban về hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh (08/07/2024)
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ và hội nghị với các địa phương (06/07/2024)
  • Hội nghị trực tuyến quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân (10/05/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối