Tin trong nước

Để thương mại điện tử trở thành trụ cột của nền kinh tế số

11/07/2023 02:30:51PM
Màu chữ Cỡ chữ

Thời gian qua với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử 20%/năm, Việt Nam được xếp vào nhóm các  quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Dự báo đến những năm tiếp theo, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 49 tỷ USD, thậm chí lên đến 57 tỷ USD.

Thời gian qua, có khoảng 60 triệu người Việt Nam đang tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua sắm trung bình từ 260-285 USD/người. Với sự phát triển mạnh mẽ này, thương mại điện tử Việt Nam đang được định hướng trở thành bệ phóng của nền kinh tế số.

Nhiều mặt hàng nông sản của bà con nông dân lên sàn thương mại điện tử

Bên cạnh đà tăng trưởng và những mặt tích cực, thương mại điện tử còn bộc lộ một số bất cập trong quá trình phát triển do phải đối mặt với những hệ lụy khi tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau đang đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý. Đặc biệt, sự gia tăng hoạt động thương mại điện tử qua môi trường các mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok… trong những năm gần đây đang kéo theo những hệ lụy về lừa đảo, gian lận, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, trốn thuế.

Các doanh nghiệp tham gia các hoạt động thương mại điện tử

Trong khi đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa tương thích và chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp so với yêu cầu thực tế về quản lý nhà nước và đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Việc phát hiện, xử lý các vi phạm về thương mại điện tử còn hạn chế và bị động do công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa đồng bộ, thiếu quyết liệt, vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh.

Các dịch vụ và ứng dụng giao hàng nhanh hỗ trợ phát triển thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, nếu không có biện pháp, công cụ pháp lý hữu hiệu để kiểm soát tốt môi trường trực tuyến, sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, ảnh hưởng niềm tin của người tiêu dùng, bản thân nền tảng mua hàng trực tuyến và các doanh nghiệp sản xuất cũng dần bị mất uy tín. Điều này đang đặt ra những yêu cầu nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý thương mại điện tử.

Để quản lý hoạt động thương mại điện tử hiệu quả, trước hết cần có những chế tài pháp lý rõ ràng để ràng buộc trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop... Từ đó, giúp các sàn thương mại đện tử nắm rõ “người bán - người mua” để có trách nhiệm và cách giải quyết phù hợp khi có sự cố xảy ra. Xây dựng và củng cố lòng tin người tiêu dùng khi tham gia hoạt động thương mại điện tử cũng là nền tảng để thương mại điện tử phát triển lành mạnh, thực sự là trụ cột của nền kinh tế số trong thời gian sắp tới.

                                                                                                                                                          Nguyễn Tấn Hải

                                                                                                                                                     Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Các tin khác

  • Toàn văn thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 (06/09/2024)
  • Phiên chất vấn tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (21/08/2024)
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 (19/08/2024)
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An vinh dự nhận Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác dư luận xã hội (31/07/2024)
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người cộng sản chân chính “Thép đã tôi thế đấy !” (20/07/2024)
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm (10/07/2024)
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị (09/07/2024)
  • Hội nghị toàn quốc giao ban về hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh (08/07/2024)
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ và hội nghị với các địa phương (06/07/2024)
  • Hội nghị trực tuyến quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân (10/05/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối