NGHỊ QUYẾT VÀ ĐỜI SỐNG

Cây chanh góp phần tăng thu nhập cho nông dân Thủ Thừa

17/05/2023 04:19:16PM
Màu chữ Cỡ chữ

Xác định cây chanh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, có thể mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, thời gian qua, các ngành chức năng ở huyện Thủ Thừa đã quan tâm, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu và phục vụ xuất khẩu, địa phương đang nỗ lực ứng dụng công nghệ cao vào cây chanh bước đầu mang lại hiệu quả.

Huyện Thủ Thừa hiện có tổng diện tích trồng cây chanh là 854 ha, tăng 19 ha so với cùng kỳ năm trước. Trước đây, huyện được biết đến là vùng trồng lúa, mía và cây mì. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá lúa bấp bênh, đời sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, với sự định hướng của các ngành chức năng, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất phèn và cây chanh trở thành một trong những cây trồng chủ lực ở địa phương.

Cây chanh trở thành cây trồng chủ lực của địa phương

Việc chuyển hướng từ trồng cây lúa sang cây chanh, đặc biệt là chanh không hạt mang lại hiệu quả khả quan nên bà con nông dân tin tưởng, mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển mạnh vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, bà con nông dân trên địa bàn huyện còn nhận được sự hỗ trợ của các ngành chức năng về kỹ thuật, thay đổi tập quán sản xuất, hình thành tổ chức sản xuất tập thể hướng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu thị trường trong thời hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Cây chanh mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các cấp, các ngành trong huyện cũng đã xúc tiến tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm cây chanh, mở rộng các mối quan hệ hợp tác đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp đến đặt các cơ sở thu mua, chế biến các sản phẩm từ chanh trên địa bàn huyện.

Trái chanh có thể được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau

Hiện nay, việc trồng chanh cho năng suất và chất lượng cao không còn là chuyện khó khăn đối với người nông dân trên địa bàn huyện Thủ Thừa vì nông dân đã có kinh nghiệm canh tác, chủ động hơn trong sản xuất, quản lý được đồng ruộng kết hợp phòng ngừa sâu, bệnh và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp chanh phát triển tốt và đạt năng suất cao. Theo báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của Huyện ủy trong quý I/2023, giá chanh dao động khoảng 8.000-21.000đ/kg; người dân phấn khởi vì được mùa, được giá. Hiện nay, nhiều hộ gia đình và một số cơ sở sản xuất, tổ hợp tác trên địa bàn huyện đã sơ chế chanh và chế biến các sản phẩm từ chanh, từng bước tiếp cận được người tiêu dùng. Đây cũng là động lực để người dân duy trì và phát triển cây chanh trong toàn huyện trong thời gian tới.

                                                                                                                                                                                    Ngọc Lan

Các tin khác

  • Mộc Hóa: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn (04/11/2024)
  • Cần Giuộc: Lan tỏa phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (29/10/2024)
  • Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh: Bệ phóng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp (28/10/2024)
  • Bến Lức: Phát triển công nghiệp bền vững nhờ lợi thế vị trí và cơ sở hạ tầng (23/10/2024)
  • Đức Hòa khẳng định vị trí vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh (18/10/2024)
  • Huyện Tân Trụ: Điểm sáng trong cải cách hành chính của tỉnh (17/10/2024)
  • Châu Thành đột phá trong tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn (15/10/2024)
  • Phát huy sức mạnh Nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh (10/10/2024)
  • Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh (10/10/2024)
  • Thủ Thừa nỗ lực đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng (10/10/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối