Tin trong nước

Quốc hội quyết định Chính phủ khóa XV có 22 bộ, ngành

23/07/2021 10:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 22 cơ quan, gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ nhất, sáng 23/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Theo đó, Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV giữ ổn định như khoá XIV gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.

Cụ thể, cơ cấu của Chính phủ gồm các bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Các cơ quan ngang Bộ gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.

Báo cáo trước Quốc hội tại phiên làm việc hôm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV, cũng có những ý kiến đề xuất phương án đổi tên một số Bộ, ngành và sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối một số Bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Chính phủ đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận rất kỹ lưỡng, khoa học, thận trọng.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Minh Chính, trong bối cảnh khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ phải tập trung chỉ đạo thực hiện “mục tiêu kép” vừa quyết liệt chống dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, chăm lo, giải quyết an sinh xã hội, ổn định đời sống, an toàn cho nhân dân, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra; đồng thời, căn cứ kết quả công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ đã được Quốc hội đánh giá chung tại Nghị quyết số 161/2021/QH14, việc trước mắt giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 là cần thiết, phù hợp.

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội cũng nhất trí với phương án của Chính phủ, tuy nhiên đề nghị Chính phủ thời gian tới nghiên cứu để thực hiện chủ trương của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính./.

 

 

Ngọc Thành/VOV.VN

Các tin khác

  • Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (20/10/2024)
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ với các địa phương tháng 9 (07/10/2024)
  • Toàn văn thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 (06/09/2024)
  • Phiên chất vấn tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (21/08/2024)
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 (19/08/2024)
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An vinh dự nhận Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác dư luận xã hội (31/07/2024)
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người cộng sản chân chính “Thép đã tôi thế đấy !” (20/07/2024)
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm (10/07/2024)
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị (09/07/2024)
  • Hội nghị toàn quốc giao ban về hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh (08/07/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối