NGHỊ QUYẾT VÀ ĐỜI SỐNG

Đức Huệ chú trọng xây dựng liên kết trong sản xuất nông nghiệp

04/04/2022 08:12:2PM
Màu chữ Cỡ chữ

Thời gian qua, huyện Đức Huệ luôn chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết nhằm giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành nông nghiệp của huyện vẫn còn phát triển với quy mô nhỏ, hiệu quả thấp, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống, sự liên kết càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.

Hiện tại trên địa bàn huyện có 98 ha liên kết sản xuất lúa với các công ty, doanh nghiệp. Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư, nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm Itarice liên kết với 44 hộ dân tại ấp 1, ấp 2 xã Mỹ Thạnh Đông với tổng diện tích 66 ha sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, gồm các giống VD 20, Đài thơm 8, Nàng hoa 9; người dân được công ty hỗ trợ cung ứng trước vật tư (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và bao tiêu đầu ra sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 5-10%. Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao An Long liên kết với 7 hộ dân tại xã Mỹ Quý Tây, với tổng diện tích 17 ha, sản xuất lúa OM 4900 theo tiêu chuẩn an toàn và Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Đúng Sạch liên kết sản xuất với 12 hộ dân tại các xã Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Thạnh Đông, Bình Hòa Bắc với tổng diện tích 15 ha sản xuất lúa ST24 theo tiêu chuẩn an toàn.

Việc sản xuất lúa trong vùng chuyên canh giúp giảm được dịch hại, chi phí sản xuất, từ đó, năng suất lúa đạt cao hơn, tăng lợi nhuận. Những diện tích trong vùng lúa chất lượng cao mang lại lợi nhuận cao hơn bên ngoài khoảng 4-5 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2021, tổng diện tích liên kết giảm 49 ha, nguyên nhân do Công ty Itarice giảm diện tích gieo trồng.

Trong thời gian tới, để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng liên kết trong sản xuất nông nghiệp, huyện Đức Huệ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. 

Tạo chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ các loại sản phẩm nông sản với các Doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn. Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp hợp lý việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

 Đồng thời, triển khai thực hiện công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn. Theo dõi tình hình, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh gia súc, gia cầm, tổ chức tốt công tác tiêm phòng trên gia súc, gia cầm đạt kế hoạch. Theo dõi diễn biến thời tiết, chất lượng nước,... thông tin kịp thời, đảm bảo sản xuất. 

Cổng TTĐT Tỉnh ủy

 

Các tin khác

  • Long An: Chú trọng xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước (25/06/2024)
  • Lan tỏa giá trị tích cực từ Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (04/06/2024)
  • Nhiều kết quả nổi bật sau 15 năm triển khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An (10/01/2024)
  • Long An: Tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 23% so với đầu năm 2023 (22/12/2023)
  • Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội qua 9 năm đạt gần 6.000 tỷ đồng (19/12/2023)
  • Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) (15/12/2023)
  • Tỉnh ủy đề ra 18 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 (06/12/2023)
  • Sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng 4,12% (05/12/2023)
  • “Quỹ vì người nghèo” vận động gần 45 tỷ đồng trong năm 2023 (05/12/2023)
  • Cán bộ, công chức dôi dư được bố trí, sắp xếp đúng quy định (30/11/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối