NGHỊ QUYẾT VÀ ĐỜI SỐNG

Nhiều khó khăn cần phải vượt qua để thanh long Châu Thành phát triển bền vững

15/09/2023 10:05:52PM
Màu chữ Cỡ chữ

Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Châu Thành, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường không ổn định, giá bán giảm mạnh, chi phí đầu vào sản xuất cao, người trồng không có lãi,… là những khó khăn, thách thức mà người dân trồng thanh long huyện Châu Thành đang phải đối mặt.

Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất thanh long phát triển bền vững chủ yếu là mô hình tưới nước tiên tiến

Hiện nay, diện tích trồng cây thanh long toàn huyện có gần 6.850 ha. So với năm 2021 thì diện tích này đã giảm, đồng thời, cũng giảm so với chỉ tiêu Nghị quyết Huyện ủy đề ra là 8.500 ha. Nguyên nhân là những khó khăn trên kéo dài nên người dân đã phá bỏ một số diện tích chuyển sang cây trồng khác hoặc hiện còn bỏ trống.

Ngoài ra, nhằm triển khai thực hiện sản xuất thanh long theo hướng phát triển bền vững, năm 2023, các xã, thị trấn đề ra kế hoạch thực hiện gần 760 ha. Hiện các địa phương cũng chỉ mới hoàn thành việc vận động hộ dân tham gia và thực hiện công tác tập huấn, hướng dẫn hộ dân sản xuất thanh long theo hướng sạch (GAP). Đối với diện tích thanh long được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobapGAP thì toàn huyện hiện có trên 640 ha và khoảng 320 ha. Theo đó, so với chỉ tiêu Nghị quyết Huyện ủy đề ra đối với VietGAP là 3.000 ha thì không đạt.

Do gặp nhiều khó khăn, một số diện tích trồng thanh long đã phá bỏ chuyển sang trồng cây khác

Việc duy trì thực hiện mô hình sản xuất thanh long phát triển bền vững còn rất hạn chế (chỉ từ 30% - 40%) như không duy trì sinh hoạt tổ, nhóm, không ghi chép đầy đủ nhật kí sản xuất, chưa thực hiện đúng quy trình sản xuất theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Công tác thông tin, tuyên truyền vận động nông dân tham gia chưa theo chiều sâu để làm chuyển biến nhận thức của người dân. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất thanh long phát triển bền vững chưa được nghiên cứu ứng dụng nhiều nên chi phí sản xuất cao; ngoài ứng dụng mô hình tưới nước tiên tiến thì chưa áp dụng vào các khâu làm cỏ, bón phân, phun thuốc, tỉa cành,…

Với những khó khăn, thách thức trên, thì huyện Châu Thành đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp tích cực, thiết thực để khắc phục, nhằm sớm ổn định tình hình để đưa việc sản xuất thanh long phát triển bền vững theo đúng định hướng của địa phương, của tỉnh.

Hạ Thi

Các tin khác

  • Cần Giuộc hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 (31/07/2023)
  • Viện kiểm sát nhân dân huyện Thủ Thừa thực hiện công tác dân vận gắn với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp (31/07/2023)
  • Xã Tân Ninh: Hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập góp phần xây dựng Nông thôn mới (24/07/2023)
  • Tân Thạnh phát triển mô hình nuôi ếch “2 trong 1” (24/07/2023)
  • Đức Hòa hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 (22/07/2023)
  • Tân Thạnh: thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2023 (22/07/2023)
  • Văn hóa trong việc thực hiện Chương trình sản xuất thanh long bền vững huyện Châu Thành (22/07/2023)
  • Những công trình từ lòng dân (19/07/2023)
  • Tân Trụ hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (13/07/2023)
  • Thạnh Hóa hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2023 (12/07/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối