Thông tin tổng hợp

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng

21/04/2022 02:25:15PM
Màu chữ Cỡ chữ

Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông trong thời đại 4.0, văn hóa đọc sách vẫn có giá trị vô cùng to lớn. Sách không chỉ dùng để lưu trữ những giá trị đời sống mà còn cung cấp tri thức cho con người. Vì vậy, phát triển văn hóa đọc sách là nội dung luôn được bảo tàng - thư viện tỉnh quan tâm, triển khai thực hiện bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần phát triển, lan tỏa văn hóa đọc đến với nhiều người.

 Nhiều hoạt động được tổ chức để bạn đọc đến gần hơn với sách

Hiện bảo tàng - thư viện tỉnh có khoảng 180.000 bản sáchvới gần 95.000 đầu sách đa dạng chủng loại, đáp ứng nhu cầu đọc, tìm hiểu kiến thức của mọi lứa tuổi, đối tượng. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ, bảo quản, trưng bày3.600 bản sách từ kho sách tại nhà riêngcố Giáo sư Trần Văn Giàu(thành phố Hồ Chí Minh) chuyển về quê hương Long An theo di nguyện của Giáo sư.

Đều đặn mỗi quí, đơn vị đều lựa chọn, cập nhật, bổ sung các đầu sách mới, kịp thời phục vụ bạn đọc. Bên cạnh đó, bảo tàng - thư viện tỉnh còn thực hiện tốt công tác luân chuyển sách cho các huyện, thị xã, thành phố;Trường THPT chuyên Long An và trại giam Thạnh Hòa, Long Hòa với khoảng 10.000 bản sách/năm.Qua đó, nhằm chuyển tải kho tàng tri thức đến gần hơn với mọi tầng lớp nhân dân, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, trong trường học.Em Phạm Thị Bảo Trân, học sinh trường TPHT Hùng Vương, thành phố Tân An chia sẻ:“Em thường xuyên tìm đọc những quyển sách nâng cao phục vụ việc học, nhất là sách về văn hóa, lịch sử Việt Nam, lịch sử địa phương. Qua đó, giúp em có thêm nhiều kiến thức vừa đáp ứng yêu cầu học tập tốt hơn, vừa hiểu thêm và tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử tỉnh nhà”.

Bên cạnhphục vụ mô hình đọc truyền thống, bảo tàng -  thư viện tỉnh còn phát triển mô hình đọc sách online thông qua thư viện điện tử tại địa chỉ http://www.thuvien.longan.gov.vn. Với lợi thế không có rào cản về mặt thời gian và không gian, thư viện điện tử giúp bạn đọc có thể tiếp cận sách của bảo tàng – thư viện tỉnh Long An ở bất cứ thời điểm nào và bất cứ ở đâu khi có thiết bị kết nối internet.Đặc biệt, mô hình thư viện điện tử đã phát huy hiệu quả tối ưu trong giai đoạn giãn sách xã hội do dịch bệnh Covid-19, không làm gián đoạn nhu cầu tìm hiểu tư liệu, đọc sách của độc giả. Đến thời điểm hiện tại, thư viện điện tử tỉnhcung cấp khoảng 2.000 bản sách cho đọc giả và dữ liệu thông tin về hàng chục ngàn đầu sách có tại bảo tàng – thư viện tỉnh. Ông Lê Việt Hùng, Phó Giám Đốc bảo tàng – thư viện tỉnh thông tin thêm: “Thư viện điện tử có 3 nhiệm vụ chính là: nhập cơ sở dữ liệu sách truyền thống, báo, tạp chí để tuyên truyền cho độc giả; Scan toàn văn sách giấy vào thư viện điện tử và cung cấp sách điện tử Ebook. Đồng thời, tạo thêm các kho tư liệu sách của thư viện các huyện để cùng kết nối, mở rộng không gian đọc cho đọc giả”.

Một trong những hoạt động nổi bật của bảo tàng - thư viện tỉnh được duy trì trong nhiều năm qua là Ngày Sách Việt Nam 21/4. Với khẩu hiệu “Sách – kho tàng tri thức của nhân loại!”, “Hãy tích cực đọc sách để mở mang tri thức, rèn luyện nhân cách!”, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 tại bảo tàng - thư viện tỉnh diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 01/5 với nhiều hoạt động thiết thực như: Trưng bày, giới thiệu sách chủ đề về Đảng, Bác Hồ, về truyền thống quê hương đất nước, văn hóa, lịch sử tỉnh Long An; Trưng bày sách, truyện tranh thiếu nhi; Xếp sách nghệ thuật;Tổ chức các hoạt động tương tác cùng sách; Làm thẻ đọc miễn phí;…thu hút đông đảo đọc giả đến tham quan, mượn sách, đọc sách. Điều đó cho thấy trước sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn tiện lợi, hấp dẫn, thói quen đọc sách truyền thống vẫn không hề mất đi giá trị văn hoá lâu đời vốn có của nó.Bà Nguyễn Thị Lệ Duyên, người dân thành phố Tân An chia sẻ: “Ngày xưa cuộc sống mìnhkhó khăn, mình không có điều kiện đọc sách, bây giờ ở các địa phương đều có thư viện, rất thuận lợi cho nhân dân đến nghiên cứu, tìm hiểu. Ở lứa tuổi của tôi thì thường quan tâm đọc sách về y tế để giảm bớt những lo âu tuổi già, vừa có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Tôi cũng xây dựng cho con, cháu trong gia đình thói quen đọc sách ngay từ nhỏ.”

Hàng năm, bảo tàng - thư viện tỉnh thu hút 5.000 đến 6.000 lượt đọc giả đến thư viện đọc trực tiếp, khoảng 2.500 đến 3.000 đọc giả mượn sách và khoảng 55.000 lượt truy cập thư viện điện tử. Những con số minh chứng cho dòng chảy ngầm âm ỉ của sách truyền thống giữa thời đại 4.0 và khẳng định đọc sách luôn là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần, làm giàu tri thức, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. 

Anh Thư

Các tin khác

  • Chính phủ: Quy định về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô (30/06/2023)
  • Phát triển xã hội số tại tỉnh Long An (05/04/2023)
  • Bến Lức tiếp tục mời gọi doanh nghiệp đầu tư trên địa huyện (25/03/2023)
  • Tỉnh Long An phấn đấu đến năm 2030 là trung tâm phát triển kinh tế năng động, bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (02/03/2023)
  • Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 – 2030 trên địa bàn tỉnh Long An (02/03/2023)
  • Phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh (28/02/2023)
  • Toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An (27/02/2023)
  • Tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Long An (27/02/2023)
  • “Xây dựng xã hội học tập” năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An (26/02/2023)
  • Long An: Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp năm 2023 khoảng trên 45.000 vị trí việc làm (26/02/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối