Bác Hồ với Tết Nhâm Dần năm 1962
Cách đây 60 năm, trong đêm 30 Tết Nhâm Dần năm 1962, Bác Hồ đã đến thăm một gia đình thuộc diện nghèo nhất Hà Nội.
Một tháng trước Tết Nhâm Dần (năm 1962), Bác Hồ gọi Cục phó Cục Cảnh vệ - Thiếu tướng Phan Văn Xoàn lên giao một nhiệm vụ đặc biệt: “Tìm cho Bác một gia đình nghèo nhất ở Hà Nội, Bác sẽ đi thăm họ lúc giao thừa!”.
Ông Xoàn kể lại, rằng, Hà Nội ngày ấy không giàu, nhưng để tìm ra người “nghèo nhất” vẫn là một thách đố đặc biệt. Cho đến một ngày, một anh công an địa bàn gọi bảo ông thử tới thăm một người phụ nữ gánh nước thuê, góa chồng - chị Nguyễn Thị Tín. Nhà chị nằm trong một ngõ sâu trên phố Hàng Chĩnh, đó là một ngôi nhà tăm tối, phên liếp tạm bợ, bên trong chỉ có một chiếc giường tre và vài ghế gỗ lăn lóc. Có bốn đứa trẻ đang nằm ngồi vật vạ chờ mẹ mang gạo về. Sau khi “tiền trạm” nhà chị Tín, thiếu tướng Phan Văn Xoàn về báo cáo Bác về nhiệm vụ tìm kiếm gia đình “nghèo nhất” đã hoàn thành.
Tối giao thừa ấy, như thường lệ, Bác Hồ đi với đại diện Thành ủy Hà Nội thăm vài gia đình trong kế hoạch. Khoảng 11 giờ tối, Đoàn tách ra gồm năm người: Bác, người thư ký, một cán bộ địa phương, thiếu tướng Phan Văn Xoàn và một vệ sĩ khác cùng hướng về phố Hàng Chĩnh. Bác mặc áo bông, quần vải gụ, đi dép cao su, đội mũ len đen và quấn khăn choàng cổ.
Xe dừng ngoài ngõ cách 200 mét, cả đoàn phải đi bộ vào. Từ xa đã thấy bóng chị Tín đang quảy đôi quang gánh đi ngược ra ngoài phố. Thiếu tá Xoàn hỏi nhỏ: “Chị Tín phải không?”. “Vâng ạ!”. “Sắp giao thừa chị còn đi đâu?”. “Tôi tranh thủ gánh thêm vài gánh lấy ít tiền mua quà bánh tết cho các cháu, anh ạ!”. “Chị về đi, có khách ghé thăm!”.
Người phụ nữ nghèo khổ xoay người lại nhìn những vị khách, rồi chị bàng hoàng buông rơi đôi quang gánh, chạy bổ tới, quì xuống, ôm choàng lấy chân vị lãnh tụ rồi khóc nấc lên: “Trời, sao Bác lại đến thăm nhà cháu?”. Bác Hồ rưng nước mắt: “Nhà cháu mà không đến thì đến nhà ai!”.
Vào nhà, cả đoàn cùng chia nhau thắp nhang đèn, bày quà bánh Bác dặn mang theo, chia một ít cho bốn đứa trẻ đang ngồi chờ mẹ trên chõng tre giữa nhà. Bác quay sang hỏi về những đứa trẻ: “Các cháu có đi học không?”. Chị Tín ngập ngừng: “Thưa, có ạ, nhưng thất thường lắm, ngày có ngày không. Chồng mất, cháu thất nghiệp, gánh nước thuê…”. Hỏi: Gánh nước thuê có đủ sống không? Ðến đây thì chị òa khóc: “Lo cái ăn từng ngày thôi, thưa Bác!”. “Giờ cháu có muốn làm việc không?”. “Thưa Bác, hoàn cảnh cháu thì không biết nói sao nữa, cháu muốn có chỗ làm để nuôi con, nhưng tứ cố vô thân, ai nhận cháu?”. Bác gật đầu không nói gì.
Gần 12 giờ, mọi người chúc tết chị Tín và ra về. Lúc này ngoài đầu ngõ, tin Bác Hồ đến thăm nhà mẹ góa con côi của chị Tín đã bất ngờ lan truyền. Hàng xóm rủ nhau khoảng mấy chục người dân đứng chật trong ngõ chờ Bác ra. Bất thình lình Bác bước lại phía mọi người, tiếng vỗ tay vang lên.
Chờ mọi người im lặng, Bác nói: “Bữa nay Bác vui vì tình cờ gặp các cụ, các cô chú, nhưng Bác cũng rất buồn vì mới từ nhà cô Tín ra. Giờ này sắp giao thừa, các cô chú có biết cô Tín còn đi gánh nước thuê không? Tại sao cả một khu phố vầy mà không thấy ai quan tâm đến một gia đình như cô Tín?”. Im lặng, một đại diện khu phố nhận lỗi, hứa sẽ quan tâm nhà chị Tín. Bác tiếp tục: “Bác muốn nói về tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong khu phố, nhưng cái lớn nhất vẫn là trách nhiệm của Chính phủ...”.
Bước lên xe, đó là năm đầu tiên nhóm cận vệ thấy đi chúc tết người dân về mà Bác thật buồn. Người quay sang nói: “Các chú thấy chưa? Hôm nay mình đã đi đúng người thật việc thật rồi, nếu mà mình báo trước với thành phố, hỏi nhà nào nghèo nhất thì chắc chắn không phải là nhà cô Tín rồi…”.
Về nơi Bác ở, Bộ Chính trị đã tập hợp để chúc tết Bác và cùng đón giao thừa. Bác ngồi vào ghế, mọi người ngồi xung quanh. Bác im lặng tí rồi nói từ từ: “Bữa nay tôi có một chuyến thăm một nhà nghèo nhất thủ đô Hà Nội. Cô Tín, chủ nhà, giờ này còn phải đi gánh nước thuê để có tiền mai mua gạo cho con. Chúng ta đã quá quan liêu để không biết những câu chuyện như vậy ở ngay tại thủ đô đất nước mình. Tôi biết không chỉ có một nhà như chị Tín đâu, người nghèo còn nhiều. Một đảng cầm quyền mà để người dân mình nghèo hết còn chỗ để nghèo thì đó là lỗi của Ðảng với nhân dân...”.
60 năm đã trôi qua, kể từ đêm giao thừa Tết Nhâm Dần năm 1962 ấm áp tình người giữa vị Lãnh tụ kính yêu đứng đầu một nước với gia đình người dân nghèo Hà Nội, nhưng khi nhắc lại, mỗi chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động. Ở địa vị lãnh đạo cao nhất, nhưng trái tim Người luôn hướng về nhân dân, lo cho dân hết mực. Bởi với Bác, “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Câu chuyện Bác đến thăm và chúc Tết những gia đình nghèo như gia đình chị Tín thật xúc động, đã xóa đi khoảng cách giữa Bác là Chủ tịch nước với những người dân lao động bình thường trong xã hội. Đồng thời, chứa đựng một triết lý sống, một nhân cách vĩ đại, tâm hồn cao cả với một tình thương yêu bao la vô tận đối với con người của Bác Hồ. Bác nói :“Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”.
Theo gương Bác, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn có các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu không ngừng “nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Đặc biệt trong cơn bão của đại dịch Covid-19 suốt hai năm (2020, 2021) qua, Đảng, Nhà nước đã quyết định nhiều chính sách hỗ trợ dành cho đối tượng người nghèo, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Các cấp, các ngành và các địa phương đã thực hiện hỗ trợ gần 22 nghìn tỷ đồng cho 25 triệu lượt đối tượng; đã cho vay 566 tỷ đồng để trả lương cho hơn 161.000 lượt người lao động (theo Nghị quyết 68/NQ-CP), đã giải quyết hỗ trợ cho hơn 430.000 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hơn 111.000 người đã dừng tham gia với tổng số tiền hỗ trợ là 1.260 tỷ đồng. Chính phủ đã quyết định xuất cấp tổng cộng hơn 137.000 tấn gạo hỗ trợ cho hơn 2,5 triệu hộ với trên 9,3 triệu nhân khẩu ở 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị thiếu đói do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; tiếp tục hỗ trợ giảm giá điện khoảng 4.500 tỷ đồng...
Nhắc lại câu chuyện Bác Hồ đến thăm người nghèo nhất Hà Nội đêm 30 Tết Nhâm Dần năm 1962 để mỗi chúng ta xem đó là bài học lớn, noi theo tấm gương của Bác, cùng chung tay sẻ chia, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách./.
Cổng TTĐT Tỉnh ủy
--------------------------
(1) Theo https://tuoitre.vn/nha-chau-ma-khong-den-thi-den-nha-ai-240739.htm
(2) “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng trên Báo Cứu quốc, số ra ngày 17/10/1945
(3) Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia , H, 2011, tập 13, tr.338.
Các tin khác
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Ngày Nam Bộ kháng chiến (11/09/2021)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (28/08/2021)
- Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn (28/08/2021)
- Chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí học tập và làm theo Bác (23/08/2021)
- Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền (17/08/2021)
- Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập 2-9 (13/08/2021)
- Gương Bí thư Chi bộ Trưởng ấp tận tụy với công việc hết lòng vì dân (11/08/2021)
- Cô giáo Đinh Thị Thúy Lan học tập theo Bác hết lòng thương yêu học sinh (29/07/2021)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền (14/07/2021)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng (09/07/2021)
- Tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021)
- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng tỉnh Long An giai đoạn 2021- 2025
- Thông báo treo cờ Tổ quốc chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
- Thông báo Về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2020
- Khai trương vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An
- Nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020
- Tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021)
- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng tỉnh Long An giai đoạn 2021- 2025
- Thông báo treo cờ Tổ quốc chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
- Thông báo Về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2020
- Khai trương vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An
- Nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020
- Huyện Đức Hòa: Phát huy tinh thần nêu gương trong học và làm theo Bác
- Lan tỏa sâu rộng việc học tập và làm theo Bác, tạo chuyển biến trong xây dựng Đảng và thực thi công vụ
- Dấu ấn tuổi trẻ Long An trong hành trình 10 năm học tập và làm theo Bác
- Mộc Hóa: Chuyển biến tích cực sau 10 năm học và làm theo Bác