Tin tổng hợp

Tăng cường công tác bảo đảm An ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

20/06/2023 02:14:31PM
Màu chữ Cỡ chữ

Thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm chịu sự tác động của nhiều yếu tố như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ và yêu cầu và nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về an toàn thực phẩm được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng. Nhận thức, trách nhiệm của nhiều cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên đối với công tác an toàn thực phẩm có sự chuyển biến rõ rệt.

Việc bảo đảm an toàn thực phẩm cho các lớp bán trú, mầm non được quan tâm

Việc triển khai xây dựng một số chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm, mô hình sản xuất thực phẩm truy xuất nguồn gốc tham gia vào chuỗi giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Hợp tác quốc tế trong công tác an toàn thực phẩm đã được đẩy mạnh… Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong công tác an toàn thực phẩm

Một số cấp ủy, chính quyền, nhất là ở cơ sở chưa quyết liệt, thiếu chủ động, chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn, chậm phát hiện và không kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm; việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về an toàn thực phẩm còn chậm; chưa quan tâm xây dựng quy chế phối hợp liên ngành. Hoạt động của Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm ở một số địa phương còn hình thức, hiệu quả chưa cao.

Cơ quan chức năng kiểm tra và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh

Quản lý an toàn thực phẩm hiện nay chưa hoàn toàn tiếp cận theo quy trình công nghệ, đánh giá phân loại dựa vào phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm. Nhân lực làm công tác an toàn thực phẩm, đặc biệt tuyến tỉnh, huyện, xã thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được khối lượng và yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý an toàn thực phẩm. Lực lượng thanh tra viên về an toàn thực phẩm còn rất mỏng, đặc biệt khi so sánh với các nước trong khu vực Châu Á. Hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đủ năng lực chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn.

Để nâng cao nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm các cấp uỷ, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an ninh, an toàn thực phẩm vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. 

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; các nguyên tắc, chế tài xử lý vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hoá chất không rõ nguồn gốc trong tất cả các khâu, từ nguyên liệu đến sản xuất, chế biển, kinh doanh, bảo quản thực phẩm; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm, bảo đảm truy xuất rõ nguồn gốc. Khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển các mô hình sản xuất, chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn; có chính sách hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Hợp tác xã sản xuất rau an toàn góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm cho cộng đồng

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an oàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; bên cạnh đó người tiêu dùng cũng cần lên án, tẩy chạy các sản phẩm, hàng hoá không đảm bảo an toàn thực phẩm.

                                                                                                                                                                                   Ngọc Lan

                                                                                                                                                                 Trung tâm Y tế huyện Thủ Thừa

Các tin khác

  • Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án trang bị sách cho xã, phường, thị trấn (11/01/2024)
  • Tiếp sức để lao động đi làm việc ở nước ngoài (21/09/2023)
  • Chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trong trường học (20/09/2023)
  • Hạ tầng số được phát triển nhanh phục vụ chuyển đổi số và dẫn dắt phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số (15/09/2023)
  • Lễ khai giảng năm học mới được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, ý nghĩa (12/09/2023)
  • Long An: Đẩy mạnh phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên (11/09/2023)
  • Long An tạm thời chưa thu học phí năm học 2023 – 2024 (05/09/2023)
  • Long An: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh (04/09/2023)
  • Long An sẵn sàng cho năm học mới (25/08/2023)
  • Dữ liệu cá nhân nguồn tài nguyên quan trọng cần phải được bảo vệ (25/08/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối