Phát triển cây ăn trái ở Đồng Tháp Mười
Thời gian qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, vùng Đồng Tháp Mười đã khai thác hiệu quả đất đai, nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nông dân.
Vùng Đồng Tháp Mười với tổng diện tích tự nhiên gần 300.000ha, chiếm trên 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 248.000ha, chiếm 78% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Ngoài chủ lực cây lúa, vùng Đồng Tháp Mười ngày nay còn được phủ xanh bởi đa dạng các loại cây ăn trái. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Long An, vào năm 2019 tổng diện tích trồng cây ăn trái của vùng Đồng Tháp Mười là trên 1.990ha. Tuy nhiên, do trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây lúa nên trong thời gian ngắn, diện tích trồng cây ăn trái tại vùng rốn phèn này đã tăng lên trên 5.700ha vào thời điểm cuối năm 2022. Loại cây ăn trái được chuyển đổi chủ yếu là mít, sầu riêng, chanh, bưởi,…Các cây trồng này, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao, gấp 1,5 lần đến 4 lần so với cây lúa.
Bước đầu các cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa
10 năm trước, ông Lê Văn Hậu đã mang cây sầu riêng về trồng trên vùng đất phèn Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa. Từ 0,5 ha trồng thử nghiệm, đến nay, ông đã phát triển lên 10 ha với 1.400 gốc sầu riêng. Ông Hậu cho biết: ‘‘Mặc dù sầu riêng là cây trồng lâu năm, phải mất 5 năm mới cho thu hoạch; chi phí đầu tư rất cao, hơn 1 tỷ đồng/ha; cộng thêm kỹ thuật trồng, xử lý ra hoa nghịch vụ đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng bù lại lợi nhuận rất hấp dẫn. Mỗi ha sầu riêng, tôi thu lợi nhuận ít nhất 200 triệu đồng, được giá thì lợi nhuận lên đến 300 - 400 triệu đồng’’.
Tại huyện Vĩnh Hưng, những năm gần đây, người dân cũng bắt đầu chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái với diện tích khoảng 450ha. Trong đó, quy mô nhất là trang trại Minh Phú, xã Khánh Hưng với diện tích hơn 20hecta, trong đó có 15ha bưởi, còn lại là diện tích trồng sầu riêng. Chị Huỳnh Thị Kim Huệ - chủ trang trại chia sẻ: ‘‘Sầu riêng và bưởi thích nghi khá tốt với vùng đất này nên cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cây bưởi cho trái rất say, đạt năng suất và chất lượng. Cây sầu riêng hứa hẹn năm sau cũng sẽ cho thu hoạch tốt’’.
Cây ăn trái phù hợp thổ nhưỡng và phát triển tốt trên vùng đất Đồng Tháp Mười
Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh - ông Nguyễn Văn Cường, mặc dù là vùng chuyên canh cây lúa nhưng hiện tại, vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh có tiềm năng về cây ăn trái rất lớn. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ còn hạn chế do người dân sản xuất còn nhỏ, lẻ, chưa tập trung; thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân; sản lượng trái cây tiêu thụ thông qua liên kết hợp tác xã, tổ hợp tác còn rất hạn chế;…
Long An phấn đấu đến năm 2025, hình thành vùng nguyên liệu cây ăn trái khoảng 10.500 ha ở vùng Đồng Tháp Mười theo hướng quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại
Vì vậy, để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn trái vùng Đồng Tháp Mười đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2022-2025. Đề án được thực hiện trên địa bàn các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường. Mục tiêu của đề án đến năm 2025 là hình thành vùng nguyên liệu cây ăn quả khoảng 10.500ha, trong đó diện tích vùng nguyên liệu mít trên 3.500ha, xoài trên 700ha, sầu riêng trên 340ha và các diện tích còn lại trồng các loại cây ăn quả khác (bưởi, chuối, mảng cầu,...).
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh - Nguyễn Thanh Truyền thông tin: “Đề án được triển khai nhằm xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu cây ăn quả (mít, xoài, sầu riêng) quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, phát triển, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến và tiêu thụ. Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương’’.
Nam Kang
Các tin khác
- Long An siết chặt kỷ cương, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng (20/06/2025)
- Bảo đảm thông suốt thủ tục hành chính khi sắp xếp, triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp (20/06/2025)
- Long An chủ động xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số (20/06/2025)
- Long An đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và phát triển dữ liệu số phục vụ quản lý, điều hành (20/06/2025)
- Long An: Tăng tốc giải ngân đầu tư công, quản lý hiệu quả tài sản sau sắp xếp đơn vị hành chính (19/06/2025)
- Ngành Giáo dục Long An triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”: Kiến tạo nền tảng tri thức số toàn dân (19/06/2025)
- Long An huy động tổng lực xóa nhà tạm, nhà dột nát, đảm bảo an sinh xã hội (19/06/2025)
- Long An tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (19/06/2025)
- Long An tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thu hút dự án chất lượng cao (19/06/2025)
- Thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng được tăng cường (19/06/2025)
- Tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021)
- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng tỉnh Long An giai đoạn 2021- 2025
- Thông báo treo cờ Tổ quốc chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
- Thông báo Về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2020
- Khai trương vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An
- Nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020
- Tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2021)
- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng tỉnh Long An giai đoạn 2021- 2025
- Thông báo treo cờ Tổ quốc chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
- Thông báo Về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2020
- Khai trương vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An
- Nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020
- Long An siết chặt kỷ cương, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng
- Bảo đảm thông suốt thủ tục hành chính khi sắp xếp, triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
- Long An chủ động xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số
- Long An đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và phát triển dữ liệu số phục vụ quản lý, điều hành