• LONG AN “Trung dũng, kiên cường, toàn dân, đánh giặc”

    Long An là vùng đất có vị trí chiến lược và bề dày lịch sử, nhân dân Long An bao đời nay luôn giàu truyền thống yêu nước. Từ buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược, vùng đất này đã từng là nơi hội tụ các phong trào đấu tranh yêu nước, gắn liền với các tên tuổi như: Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thông, Võ Duy Dương và nhiều anh hùng nghĩa sĩ khác. Khi Đảng ra đời và lãnh đạo, Long An sớm có những chi bộ đầu tiên như Đức Hòa (Quận Đức Hòa) do Võ Văn Tần làm bí thư, chi bộ Long Phú (Bến Lức), Phước Lâm (Cần Giuộc)… lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, tiến lên khởi nghĩa vũ trang, đánh đổ thực dân trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, đỉnh cao là khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng 8/1945 - Tân An là nơi đi đầu ở Nam Bộ. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa Đồng Tháp Mười từng được mệnh danh là “Việt Bắc của miền Nam” vang danh cả nước, những trận đánh nổi tiếng như: Trận Giồng Dinh, Mộc Hóa, Láng Le đi vào thơ ca, bao phen gây kinh hoàng cho quân xâm lược.

  • NGUYỄN TRUNG TRỰC (1838 – 1868)

    "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần". Hai chiến công hiển hách ấy đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ở thế kỷ XIX. Hai trận đánh đã được tạo nên bởi một con người và cũng chính chúng đã đưa người dân chài yêu nước này vào hàng danh nhân của dân tộc.

  • Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Tân An, Chợ Lớn

    Sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát-xít Nhật, nêu khẩu hiệu “đánh đuổi phát-xít Nhật” và phát động cao trào chống Nhật cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.

  • Khu tưởng niệm Trung Đoàn 207 – Quân khu 8

    Khu tưởng niệm Liệt sĩ Trung đoàn 207, Quân khu 8, tọa lạc tại ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An với diện tích 5.000m2 là nơi ghi dấu sự hi sinh oanh liệt của hơn 100 chiến sĩ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 207 trong trận đánh ngày 03/10/1973.

  • Di tích lịch sử nhà Tổng Thận

    Tọa lạc tại số 19, đường Ngô Quyền, phường 1, tp.Tân An, di tích lịch sử nhà Tổng Thận vẫn mang đặc trưng nét cổ kính, hiền hòa của kiến trúc Pháp sau khi được trùng tu, tôn tạo lại từ năm 2013. Bên trong ngôi nhà, được được bày trí theo phong cách Việt và thiết kế các mô hình phục dựng cuộc họp quan trọng của Tỉnh ủy Tân An, các hình ảnh, hiện vật về lối sống, sinh hoạt của người dân Tân An xưa gợi cho khách tham quan những cảm xúc bồi hồi khó tả khi ngược dòng lịch sử trở về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Tân An (Long An ngày nay).

  • Di tích Nhà Vuông

    Tọa lạc tại ấp Bình Nam, xã Bình Tâm thành phố Tân An, tỉnh Long An, Nhà Vuông có loại hình kiến trúc đặc biệt gắn liền với tiến trình khai hoang, lập ấp của người dân Long An nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng.

Trang đầu ...78910111213141516 Trang cuối