• Di tích lịch sử Gò Bắc Chiêng

    Gò Bắc Chiêng nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Tây, thuộc Phường 1, thị xã Kiến Tường tỉnh Long An từng là một trung tâm kinh tế - chính trị - quân sự rất quan trọng của khu vực Đồng Tháp Mười, nơi ghi dấu chiến thắng Trận Mộc Hóa 1948 lừng danh.

  • Nữ công an xung phong

    Đặng Thị Mành sinh ra ở Bình Hiệp, huyện Mộc Hoá, lớn lên trong một gia đình nông dân. Từ nhỏ, Mành đã tìm học nghề võ ở những thầy giỏi với lòng nung nấu là để bảo vệ và chống lại bọn áp bức bóc lột.

  • Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - người con ưu tú đất Long An

    Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, bí danh Ba Nghĩa, sinh ngày 10/7/1910 trong một gia đình công chức trung lưu tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, học giỏi, năng động.

  • Nữ trinh sát an ninh Phan Thị Năm

    Đồng chí Phan Thị Năm (tên thường gọi là Út) sinh năm 1945, tại ấp Chánh, xã Đức Lập Hạ (Đức Hòa, Long An), trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã tham gia nhiều phong trào ở địa phương.

  • Chiến thắng Đồn Ông Tờn (12/1953)

    Cách mạng tháng 8/1945 thành công chưa đầy một tháng thì ngày 23/9/1945 thực dân Pháp đã theo chân quân Anh trở lại tái xâm lược Việt Na , sau khi chiếm được Sài Gòn, chúng ráo riết thực hiện chiến lược "Tốc chiến tốc thắng", đến năm 1946 chúng đã chiếm đóng hầu hết các tỉnh Nam Bộ.

  • Chiến thắng trận Mộc Hóa (18/8/1948) bản hùng ca còn vang mãi

    Cách đây 73 năm (18/8/1948), chiến thắng trận Mộc Hóa đã đi vào lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân “Tháp Mười anh dũng” cùng với tên tuổi của Tiểu đoàn 307, là một trong những mốc son chói lọi trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.

  • Chiến thắng Hiệp Hòa 22/11/1963

    Đầu năm 1963, Mỹ - Diệm áp dụng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nhằm bình định các vùng nổi dậy. Long An thuộc vùng trọng điểm đặc biệt mà chính quyền Ngô Đình Diệm xác định là “ưu tiên số một” của chương trình ấp chiến lược. Địch tăng cường nhiều lực lượng tinh nhuệ cùng phương tiện chiến tranh về Long An, đồng thời tập trung lực lượng tiến hành nhiều cuộc càn quét, cưỡng bức, gom dân vào các ấp chiến lược hòng cô lập với cách mạng, phá vỡ thế trận chiến tranh nhân dân.

  • Chiến thắng Hiệp Thạnh – Phú Ngãi Trị - Miễu Bà Cố dấu son còn mãi

    Trong chiến tranh cách mạng, Đảng bộ và quân dân Châu Thành đã tổ chức nhiều trận chiến đấu linh hoạt làm cho kẻ địch phải kinh hoàng. Chỉ một vùng Vĩnh Công - Hiệp Thạnh - Phú Ngãi Trị - Miếu Bà Cố trong 9 năm kháng chiến chống Pháp có ít nhất 3 trận đánh lớn được ghi vào sách sử: Lần thứ nhất, quân dân huyện Châu Thành và chi đội 14 diệt cả trăm tên địch vào đúng ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946); lần thứ hai, Pháp xua quân vào khu vực Miếu Bà Cố tháng 11/1947, quân ta lại đánh diệt hàng chục tên địch, thu vũ khí; lần thứ ba, là trận đánh lớn tại khu vực Miếu Bà Cố.

  • Hy sinh để giữ vững khí tiết cách mạng

    Trước lúc hy sinh, đồng chí Lê Văn Khuê đã hô vang: “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục, Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm”. Câu nói trên của đồng chí Khuê đã trở thành động lực, ý chí đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược của nhân dân xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

  • Người cán bộ du kích tài trí, mưu lược

    “Trong hai năm 1965 - 1966, đồng chí đã chỉ huy đội du kích chiến đấu trên 100 trận, diệt và làm bị thương gần 400 tên địch, thu nhiều súng các loại”, đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Việt Thanh, sinh năm 1926, quê ở xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, trú quán tại xã Hậu Thạnh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.

Trang đầu ...78910111213141516 Trang cuối