Đất và người Long An

Bác Hồ…

09/07/2021 01:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Năm 1960, lực lượng bộ đội tỉnh Long An, hành quân xuống vùng hạ Cần Giuộc. Đơn vị D508 được lệnh dừng chân ở xã Tân Kim, đơn vị đã được nhân dân ở đây đùm bọc, tiếp tế lương thực, thuốc men khá chu đáo. Đi vận động bà con ủng hộ cho bộ đội tích cực nhất là cô Mai Chính Tâm – một giáo viên dạy học ở trường xã Tân Kim (Cần Giuộc). Năm ấy, Tâm mới hơn hai mươi tuổi, khá là xinh đẹp có tiếng trong xã.

Một lần lo cơm nước cho bộ đội xong, cô hỏi chuyện các anh với mong muốn là được các anh bộ đội cho xem ảnh Bác Hồ. Các anh bộ đội lúc đó không có nhưng trước một cô gái đã nhiệt tình giúp đỡ đơn vị, các anh đã mạnh dạn báo cáo lên Ban chỉ huy biết mong ước của cô giáo Tâm.

Đồng chí chính trị viên tiểu đoàn nghe qua rất lấy làm xúc động đã thông báo xuống toàn đơn vị, xem ai có hình Bác Hồ đem tặng cho Tâm nhưng kẹt nỗi không ai có. Một đồng chí Tiểu đội phó thuộc Đại đội 1 tên là Hùng Đen đã đề xuất:

- Tôi có quen bác Sáu ở thị trấn Cần Giuộc, đây là một gia đình từng nuôi giấu cán bộ và là cơ sở của cách mạng, lúc trú đóng tại nhà bác, tôi biết bác có cất giữ một tấm ảnh chân dung Bác Hồ. Tôi tình hình nguyện đột nhập vào thị trấn tìm cách đến nhà bác Sáu mượn đem về cho cô Tâm xem. Chỉ mượn được thôi chớ bác Sáu sẽ không cho đâu.

Có ý kiến:

- Vậy ta cứ giới thiệu cô Tâm đến nhà bác Sáu có phải dễ hơn không ?

Bàn đi, tính lại, Ban chỉ huy thấy bất ổn. Làm sao bác Sáu có thể tin cô Tâm ngay được, không khéo bác có thể hiểu lầm đây là người của địch cài lại để dò dẫm. Cùng cùng, đồng chí Hùng Đen được cử đi và đã mang được hình Bác Hồ về. Hôm sau, cô Tâm đưa lương thực vào cho đơn vị, đồng chí Hùng Đen đã trao tận tay tấm ảnh chân dung Bác Hồ. Anh em trong đơn vị đã chứng kiến cảnh cô Tâm xúc động nâng niu tấm ảnh Bác Hồ, đôi mắt nhòe lệ vì sung sướng. Cô đã bộc bạch lòng mình:

- Trước giờ em chỉ được nghe các anh, các chú cách mạng và ông nội em kể cho nghe về Bác, nay em mới được tận mắt thấy ảnh Bác, thực thỏa lòng, dẫu có chết cho cách mạng em cũng sẵn sàng.

Và cô Tâm cũng đã biết đến nghĩa cử cao đẹp của đồng chí Hùng Đen đã phải vượt qua bao hiểm nguy mới đem được ảnh Bác Hồ về đây cho cô. Cô xin được tự mình mang ảnh Bác đến trao lại cho bác Sáu cùng bức thư của đồng chí chỉ huy đơn vị. Nhờ vậy, bác Sáu đã tin cô. Thời gian sau này, bác Sáu và cô giáo Tâm đã hình thành một mối liên hệ mật thiết vừa là bác cháu, vừa là đồng chí hết lòng đóng góp cho cách mạng.

Kể từ ngày được tận mắt nhìn thấy ảnh Bác Hồ và đã hiểu sâu sắc được cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi đất nước, trong những lần đến lớp dạy học, cô giáo Tâm đã kín đáo kể lại những câu chuyện mà cô được biết về Bác Hồ, về cách mạng cho các em học sinh nghe, cốt gieo vào những tâm hồn non nớt của các em lòng yêu nước, biết căm thù bọn xâm lược.

Hành động tuy gan dạ nhưng khá liều lĩnh của cô giáo Tâm đã không lọt qua khỏi sự theo dõi gắt gao của bọn cảnh sát và công an chìm của ngụy. Chúng đã biết cô tuyên truyền và có tham gia tiếp tế cho cách mạng. Một lần cô gánh gạo ra cứ cho bộ đội thì bị chúng chặn bắt. Địch đưa cô về Tân Ân, Tân Tập (Cần Giuộc) để bọn chỉ điểm nhận mặt và bắt cô phải khai báo những cơ sở tiếp tế khác. Mặt dù bị chùng hành hạ, đe dọa đủ điều, cô vẫn kiên quyết không khai báo.

Tên chỉ huy cảnh sát quận Cần Giuộc tên là Chín Hà, trước nay rất say mê sắc đẹp của cô, đã từng ve vãn cô nhưng không được cô đồng ý. Nhân cơ hội này, hắn đến gặp cô, đưa lời mật ngọt:

- Em bằng lòng làm vợ anh và khai báo hết đi, anh sẽ bảo lãnh cho. Chúng ta sẽ được sung sướng và có địa vị trong chính thể quốc gia này.

Cô giáo Tâm đã nói thẳng vào mặt hắn:

- Tôi không thèm khát cái chức vụ và cuộc sống nhơ nhuốc ấy. Thà chết còn hơn ăn bơ thừa, sữa cặn.

Không mua chuộc và dọa dẫm được cô. Chúng đưa cô đi bắn. Trước mũi súng của giặc, cô vẫn bình tĩnh kêu gọi anh em binh lính hãy nhận ra con đường tội lỗi, bỏ súng quay về với nhân dân. Cô nói về Bác Hồ. Cô nói rất nhanh làm tên Chín Hà không ngăn lại được. Không kịp ra lệnh cho đội hành quyết, hắn móc súng bắn vào người cô.

Trước hành động đê hèn của tên ác ôn, cô giáo Tâm chỉ còn kịp rướn người kêu to “Bác Hồ…”.

Nghe tin cô giáo Tâm bị địch giết chết, đơn vị D508 và bà con vùng hạ Cần Giuộc vô cùng thương tiếc. Anh em bộ đội đã quyết tâm đánh 1 trận thắng lớn vô các công sở, đồn bót của giặc ở xã Tân Kim (Cần Giuộc) để trả thù cho cô. Trong tiếng súng tiến công, trong lòng các chiến sỹ còn nghe văng vẳng lời hô đứt đoạn của cô giáo trẻ “Bác Hồ…”.

V.M (theo cuốn Tấm lòng dân Long An đối với Bác Hồ)

Các tin khác

  • Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng trận Hiệp Thạnh - Phú Ngãi Trị - Miễu Bà Cố (23/02/2024)
  • 10 kết quả nổi bật của huyện Châu Thành năm 2023 (28/12/2023)
  • TOÀN VĂN: PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TRỌNG NGHĨA, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hiệp Hòa (23/11/1963 - 23/11/2023) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Long An: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận Hiệp Hòa và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Lễ dâng hương tại Khu di tích lịch sử ngã tư Đức Hòa và Bia Chiến thắng trận Hiệp Hòa (23/11/2023)
  • Chiến thắng Hiệp Hòa mở ra cao trào phá “Ấp chiến lược” ở Long An (22/11/2023)
  • Dâng hương tưởng nhớ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Xóm Nghề (26/10/2023)
  • Long An: “Tiệc chay” miễn phí 3 ngày tại Lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực (26/10/2023)
  • Lễ dâng hương kỷ niệm 155 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (25/10/2023)
  • Tân An đi đầu trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Nam Bộ (17/08/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối