Đất và người Long An

Bức tranh vẽ Hồ Chủ tịch

24/04/2022 12:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Sau lớp tập huấn, tôi trở về quận Châu Thành thi hành sự phân công của Quận ủy, rồi tập hợp một số anh em để về tỉnh tập huấn và tổ chức đội Tuyên truyền lưu động của tỉnh hoạt động trong quận Châu Thành.

Số người đầu tiên tôi tập hợp được là các đồng chí Nguyễn Hồng Việt (người ở xã Tân Bình Thạnh, quận Chợ Gạo) nơi Quận ủy Châu Thành thường đóng cơ quan, Huỳnh Văn Thốn thầy giáo ở thị xã Tân An mới ra và hai em bé là Huỳnh Văn Mùi và Nguyễn Văn Diệp, tức Minh Nghĩa, con trai đồng chí Nguyễn Văn Tư, tự Tư Lùn. Chúng tôi kéo về tỉnh, lúc ấy Văn phòng Tỉnh ủy đã trở lại làng Tân Đông, ở vùng rạch Cái Ràng. Đồng chí Huỳnh Văn Gấm (bấy giờ là đại biểu Quốc hội đầu tiên nước ta, là Phó Bí thư Tỉnh ủy Tân An, trưởng ty Thông tin tỉnh. Đồng chí vẽ Hồ Chủ tịch rất giống so với ảnh chụp hồi 1945-1946) thì ở Bến Kè (xã Thủy Đông). Sau mấy ngày tập huấn do đồng chí Gấm phụ trách, chúng tôi chuẩn bị trở về hoạt động. Đồng chí Gấm vẽ cho đội một tấm tranh Hồ Chủ tịch, khổ 1mx0,8 m. Đây là một trong ba bức tranh vẽ Hồ Chủ tịch đầu tiên trong tỉnh Tân An sau Cách mạng Tháng Tám, đồng chí Gấm còn vẽ thêm cho đội một số tranh cổ động với các chủ đề “Quân dân chiến đấu 2, «Đoàn kết mặt trận», «Đánh giặc» và « Sản xuất»... Các tấm tranh đó được cuốn tròn lại như cái ống lớn, gói bên ngoài cần thận, nâng niu như một bảo vật. Đồng chí Hồng Việt được giao nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ những tài sản này.

Khởi sự từ làng Tân Đông chúng tôi đi về phía Nam. Qua mỗi làng, chúng tôi tổ chức ít nhất một cuộc mít tinh. Có nơi đến ba cuộc. Đến làng nào, thì trước tiên là lo quan hệ với chi bộ, huy động quần chúng nhân dân dự mít tinh đồng thời thực hiện phương án kế hoạch bảo vệ mít tinh. Đến đâu, chúng tôi cũng được địa phương đón tiếp hết sức nhiệt tình. Vì đây là một công việc «rất mới», «rất lạ» với cả chúng tôi và các đồng chí lãnh đạo các làng...

Điều làm cho tôi cảm động nhất là tất cả cán bộ, đảng viên và đồng bào, ai cũng hết sức vui mừng khi được thấy hình Hồ Chủ tịch. Tất cả đều rất tôn kính khi đến trước tấm tranh. Không phải được như hình ảnh bây giờ, có màu, in giấy tốt mà chỉ là một tấm tranh đơn sơ, vẽ bằng mực tàu trên một tờ giấy nhựt trình trắng, được chúng tôi bồi thêm nhiều lớp giấy phía sau. Bức tranh chân dung Hồ Chủ tịch bao giờ cũng được treo lên ngay chính giữa diễn đàn các cuộc họp dân. Đây là điểm tập trung mọi sự thu hút và hấp dẫn của đội Thông tin lưu động của chúng tôi đối với cán bộ và nhân dân trong quận.

Cuộc mít tinh đầu tiên, mời dân có phần khó. Nhưng từ cuộc thứ hai trở đi thì cán bộ làng chỉ cần cho biết ngày giờ và địa điểm mít tinh là đủ rồi. Tiếng đồn lan đi trước chúng tôi một bước. Nơi nào, cũng chờ đón, chớ không đợi mời. Có những nơi quá gần đồn bót giặc, kế hoạch của chúng tôi là không đến đó, nhưng anh em ở đây đến «năn nỉ» mời đội thông tin đến ấp họ. Họ cam kết bảo đảm an toàn cho đội và buổi mít tinh. Tôi ghi nhận khá nhiều biểu hiện của tấm lòng tôn kính, lòng tin của mọi người đối với Bác Hồ. Tiêu biểu nhất và phổ biến nhất là :

- Ông Chủ tịch của mình hiền quá !

- Ông có trán rộng và bao, cho nên ông phải là người có tài.

- Đôi mắt coi thật sáng và có vẻ hiền hậu quá !

- Chòm râu của ông quả là một ông già Việt Nam mà ông vẫn giữ được, mặc dù đã bôn ba bao nhiêu năm ở nước ngoài.

- Đôi tai của ông thật dài, và lớn như tại Phật...

– Tướng của Cụ đúng là một vị vua hiền, có tài (ý kiến các bậc phụ lão).

Về hành động tôn kính tôi thường bắt gặp: Hầu hết những bậc phụ lão đi ngang qua bức tranh đều cúi đầu... Một cụ già ở ấp Vĩnh Bình (làng Vĩnh Công) đến trước tranh Hồ Chủ tịch quỳ xuống và nói: “Tôi tuy tuổi lớn hơn Cụ, nhưng không làm được gì cho đất nước. Còn Cụ, tuy có nhỏ hơn tôi mà đã đem tài ba ra giúp đời. Hôm nay, biết được Cụ, tôi cầu trời, khần phật cho Cụ được khỏe, sống lâu cho dân Nam mình được nhờ...). Nói xong ông lão đứng dậy xá bức tranh và lau nước mắt! Tôi liền đến tâm tình với ông lão. Trong câu chuyện, tôi còn nhớ thêm một câu nói nữa của ông lão ấy: «Dân Nam mình có phước lớn lắm mới có được một người như vậy”. Đó là một kết luận phản ánh lòng tin tưởng, mến phục vô biên của người dân đối với Hồ Chủ tịch.

Có lần đội chúng tôi đến nghỉ ở ấp Nhựt Tiên (làng Tân Bình Thạnh) bên tỉnh Mỹ Tho để ăn tết Nguyên Đán (đầu năm 1947). Các đồng chí lãnh đạo Tân Bình Thạnh tới thương lượng với chúng tôi: « Dân ở đây được biết đoàn có tấm hình Hồ Chủ tịch. Bà con muốn biết mặt Hồ Chủ tịch, đề nghị chúng tôi đến gặp các anh đề mượn chưng bày cho buổi mít tinh mừng xuân năm nay. Chúng tôi có hỏi ý kiến đồng chí Trưởng ty Thông tin Mỹ Tho. Anh ấy đốc chúng tôi đến gặp các anh. Nếu các anh đồng ý thì dân ở đây mừng lắm. Năm nay, chúng tôi ăn tết rất có ý nghĩa vì bà con chúng tôi được gặp Hồ Chủ tịch...”.

Trong cuộc mít tinh này, tôi gặp anh Tư Chấn (là đồng chí Trương Văn Chấn. Sau hiệp định Genève, anh được Nhà nước ta cử làm Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài với bí danh khác là Nguyễn Thân), Trưởng ty Thông tin tỉnh Mỹ Tho. Anh Tư cho biết: “Tỉnh Mỹ Thọ chưa có hình Hồ Chủ tịch». Tôi chỉ cho anh Tư cách quan hệ với đồng chí Gấm. Lần lượt, đội chúng tôi đi qua các làng Lợi Bình Nhơn, Khánh Hậu, An Vĩnh Ngãi, Hòa Phú, rồi đến Vĩnh Công. Giặc Pháp đã đánh hơi được hoạt động của đội thông tin lưu động chúng tôi. Vì đồng bào bàn tán và đồn đãi rất nhiều, rất rộng về đội thông tin chúng tôi có hình Hồ Chủ tịch... Sau đêm mít tinh tại đình Vĩnh Bình, sáng ngày sau, giặc ở Kỳ Son (thuộc làng Bình Quới) hành quân càn quét vùng này để tìm tiêu diệt chúng tôi.

Nghỉ mấy hôm, tôi trở lại mở mít tinh ở làng Hiệp Thạnh. Sau khi rời khỏi nơi đây một số trai làng xin đi theo đội. Như vậy, lúc ấy đội chúng tôi đã lên đến qui mô hơn 10 người. Trong số này có các đồng chí: Thành Sơn, Đoàn Quang, Ngọc Long (Hai Ngọc), Hoàng Hải... Đi lần xuống đến làng Thanh Vĩnh Đông, đội nhận thêm một em bé tám tuổi, tên Điệp, con đồng chí Lê Minh. Như vậy, đội có ba em thiếu niên: Mùi, Nghĩa và Điệp. Ba em rất được cám tình của đồng bào. Đến hoạt động nơi nào cũng vậy, đồng bào đón các em về nhà, cho ăn uống và yêu cầu các em hát cho họ nghe. Các bài hát cách mạng rất mới với họ. Có giặc đi ruồng thì các em vẫn ở với đồng bào như con cái trong nhà...

Bài hát mới từ trong kháng chiến, qua các em mà phổ cập trong nhân dân hết sức nhanh chóng và tự nguyện. Đội , chúng tôi về hoạt động ở làng An Lục Long. Chi bộ địa phương yêu cầu đội về mít tinh ở ấp Cầu Kinh. Tổ chức mít tinh ở ấp Cầu Kinh quả là mạo hiểm, cách đồn giặc chỉ có mấy trăm mét... Một kết quả không ngờ là trong buổi mít tinh ấy, có một số đồng bào tốt ở làng Long Trì đã len lỏi sang dự mít tinh ở Cầu Kinh, An Lục Long.

Sau mít tinh một số đồng bào đến gặp tôi và yêu cầu cho đội sang Long Trị làm mát tinh. Đây là việc ngoài dự định của chúng tôi. Ở Long Trì, trước nay chưa có cơ sở cách mạng gì cả. Từ ngày đồng chí Tư Lùn hy sinh trong công tác phá tề ở đây cho đến lúc ấy. Quận ủy chưa liên lạc được với «bên trong» làng. Vào tận nơi, tôi mới biết đồng bào ở đây rất tốt. Mấy tháng sau, chi bộ làng Long Trì được tổ chức. Cơ sở tổ chức được xây dựng dần lên. Rồi bộ đội cũng về đóng quân, những năm 1947 1948, Long Trì trở thành căn cứ du kích « lõm » của ta. Trung đoàn 120 có mặt thường xuyên ở đây. Cơ quan chỉ huy trung đoàn (trung đoàn trưởng là đồng chí Nguyễn Công Trung) cũng thường về đóng ở đây...

V.M (Trích từ cuốn “Lòng dân Long An đối với Bác Hồ)

Các tin khác

  • Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng trận Hiệp Thạnh - Phú Ngãi Trị - Miễu Bà Cố (23/02/2024)
  • 10 kết quả nổi bật của huyện Châu Thành năm 2023 (28/12/2023)
  • TOÀN VĂN: PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TRỌNG NGHĨA, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hiệp Hòa (23/11/1963 - 23/11/2023) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Long An: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận Hiệp Hòa và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Lễ dâng hương tại Khu di tích lịch sử ngã tư Đức Hòa và Bia Chiến thắng trận Hiệp Hòa (23/11/2023)
  • Chiến thắng Hiệp Hòa mở ra cao trào phá “Ấp chiến lược” ở Long An (22/11/2023)
  • Dâng hương tưởng nhớ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Xóm Nghề (26/10/2023)
  • Long An: “Tiệc chay” miễn phí 3 ngày tại Lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực (26/10/2023)
  • Lễ dâng hương kỷ niệm 155 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (25/10/2023)
  • Tân An đi đầu trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Nam Bộ (17/08/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối