Đất và người Long An

Chúng tôi kỷ niệm sinh nhật Bác

26/09/2021 01:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Tôi chưa được gặp Bác Hồ, ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng tôi mới được vào Lăng viếng Bác. Thấy Bác Hồ nằm đó, giản dị, hài hòa, như những gì tôi đã được nghe trong thời miền Nam còn trong nước sôi lửa bỏng. Được gặp Bác, tôi lại nhớ về những ngày, lần đầu tiên chúng tôi tổ chức sinh nhật Bác Hồ. Đó là một kỷ niệm không thể nào quên trên con đường làm cách mạng của tôi.

Năm 1947, tôi đang làm Bí thư Huyện ủy Cần Giuộc. Sắp đến ngày sinh nhật Bác. Chúng tôi đã hành quân gần trăm cây số, toàn đi bộ để đến xã Phước Lại, địa điểm tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật Bác. Công văn được giao liên gửi đi, ngày 18 tháng 5 chúng tôi đã ngồi họp ở nhà má Năm. Nhà má nghèo, lợp lá, vách cũng lá. Nhà má có hầm bí mật trong bồ lúa, lại có cả vách đôi để giấu cán bộ trong đó. Cuộc họp này gồm các đồng chí ủy ban hành chánh huyện, xã, chuẩn bị tinh thần, sáng ngày mai, phát động nhân dân kéo ra thật đông biểu dương lực lượng và kỷ niệm thật long trọng ngày sinh nhật Bác. Ảnh cụ Hồ được bà con giấu rất kín đáo từ lâu nay sẽ mang ra. Tất nhiên lúc đó bà con không có nhiều ảnh Bác như bây giờ và cũng tất nhiên không phải ai cũng đều đã được nhìn thấy hình Bác. Đây là dịp những người bấy lâu khao khát hình Bác được thỏa thuê nhìn ngắm. Hồi đó khó mà kiếm được tấm hình Bác, đẹp, bằng giấy cứng như bây giờ. Ảnh Bác là loại vải được dệt nên. Là tấm hình nhỏ chỉ bằng bàn tay, đã ố vàng vì thời gian và cả vì phải giấu rất kỹ. Bởi không nói, ai cũng biết. Nếu bọn địch tìm thấy, trong nhà nào cất giấu hình Hồ Chí Minh thì coi như tan cửa nát nhà, bị tù đày “mọt gông”. Có người không tìm đâu ra được tấm hình thì lại giữ một tờ giấy bạc có hình Bác Hồ.

Cuộc họp đang được bàn bạc, làm cách nào cho bà con được đi dự lễ đông đảo mà chống được bọn tề nguy, bọn thực dân Pháp kéo đến đàn áp. Mình phải làm chủ được tình hình, phải vũ trang hỗ trợ thì nhân dân mới dám mạnh dạn đi dự lễ. Và quan trọng hơn nữa, bà con mới dám mang ảnh Bác Hồ đã cất bấy lâu nay ra.

Cuộc họp đang kỳ gay cấn thì bọn tề và quân Pháp bất ngờ đồ đến. Có lẽ chúng đánh hơi thấy ta đang rục rịch chuẩn bị cuộc kỷ niệm này, nên quyết tâm phá cho bằng được. Chúng kéo đến đông nghẹt, vây kín lấy nhà má Năm. Lúc đó biết có chui xuống hầm cũng không thoát, bởi chúng đến rất đột ngột. Tôi cùng các đồng chí trong ban chỉ đạo đều bị bắt với má Năm.

Việc đầu tiên, chúng tôi lừa được bọn Pháp, cho má trốn thoát. Còn anh em chúng tôi bị địch áp giải lên ấp Tân Thanh, cách thị trấn Cần Giuộc một con sông. Chúng giam chúng tôi mỗi người một nơi. Tôi bị giam chung với tù thường phạm và cũng như anh em khác. Chúng tra tấn tôi rất dã man. Chúng đánh tôi suốt một buổi, bằng đủ mọi cực hình tàn khốc, bắt chỉ cơ sở, chỉ căn cứ kháng chiến... Nhưng tôi không một lời khai báo. Đến chiều, chúng biết được tôi là các bộ quan trọng, nên càng chú tâm vào thầm vấn, tra tấn nhiều hơn. Chúng hỏi về cách tổ chức ngày sinh nhật Hồ Chí Minh thế nào. Ai ở xã Phước Lại nằm trong Ban chỉ đạo. Hình Hồ Chí Minh hiện giấu ở đâu. Nhưng vô ích, chúng không khai thác được gì ở tôi.

Sáng ngày 19 tháng 5, nằm trong nhà giam lòng tôi như lửa đốt, thế là tôi không được ở ngoài tổ chức lễ sinh nhật Bác. Các đồng chí còn lại, bà con tổ chức ra sao đây khi mà bọn Pháp, tề ngụy đã đánh hơi thấy, đang ra sức khủng bố. Hình Bác Hồ có xuất hiện hay không? Tôi ngồi trên nền xi măng nhìn ra hướng xã Phước Lại, lòng đau như. Tôi lo cho phong trào. Và thú thật, tôi nhớ đến Bác Hồ. Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Nhân dân miền Nam luôn nhớ về Bác. Bác là tấm gương cho cán bộ chúng tôi noi theo, là niềm tin cho nhân dân miền Nam hướng ra Bắc, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Bác Hồ – hai tiếng thiêng liêng ấy đã thúc giục hàng triệu người xông lên giết giặc. Tôi chắp tay trước ngực, nói lầm thầm trong miệng như có Bác bên cạnh: «Con sẽ không bao giờ khai báo. Con sẽ giữ vững khi tiết như Bác trong tù lao của bọn Tưởng Giới Thạch. Chỉ tiếc rằng hôm nay con không được thấy hình Bác, được thấy nhân dân đang giơ cao ảnh Bác, reo mừng, và hô muốn vỡ lồng ngực « Bác Hồ muôn năm”.

Mấy ngày tôi bị giam cầm như vậy. Tay bị xiềng, chân bị khóa. Nằm bên tôi là người tù thường phạm, Anh ta cũng bị đánh. Và đêm lạnh, tôi đã nhường chỗ cao ráo, ấm nhất cho anh ta.

Ngày thứ tư, bọn Pháp lại mở cửa nhà giam và dẫn tôi ra. Chúng nói xì xồ với nhau gì đó tôi không biết. Khi lên đến gần nhà tên chỉ huy, tôi nghe bọn ngụy nói với nhau, là chúng mang tôi đi bắn. Và thật tôi đã thấy tên Đội Râu đi xe đến cùng một đội hành quyết, súng dài. Tôi vốn biết mặt tên Đội Râu và anh em kháng chiến ai cũng nghe tên hắn. Đó là tên «Cò Tây» to béo, mặt đỏ, râu dài và chuyên môn làm cái việc chỉ huy đội hành quyết những người cộng sản.

Tên Đội Râu vô nhà chỉ huy. Chúng ngồi uống trà, nói chuyện với nhau gì đó lâu lắm. Rồi tên Đội Râu và một số quan chức bước ra. Bọn đao phủ giải tôi đi ra bờ thành. Chúng trói tôi vào cọc. Phía sau là bờ thành chắn đạn. Đội hành quyết xếp một hàng dọc, súng trường đề trước mũi giày, tay cầm nòng súng. Mắt chúng xanh lè, quần áo chúng có vẻ như quá chật. Chúng cứ đứng nghiêm như thế, rất đều và rất nghiêm trang.

Tôi nói điều này, bạn đọc có người không tin, nhưng tôi xin quả quyết đó là sự thật. Ấy là tôi không thấy sợ một chút nào. Lạ thế chứ. Mới 24 tuổi xuân chưa vợ, đi làm cách mạng từ lúc tuổi thiếu niên, tôi chỉ có một nguyện ước là phấn đấu hết mình cho lý tưởng cộng sản. Dù có phải hy sinh, cũng không nản lòng. Nếu tôi nhát gan, thì làm sao dám đi làm cách mạng, dám xông vào lửa đạn, đùa giỡn với cái chết. Lúc đó tôi chuẩn bị tinh thần thật chu đáo để hộ cho rõ to «Hồ Chí Minh muôn năm” . Và hình ảnh Bác lại hiện lên trong tôi. Tôi lại hứa với Bác, không thể yếu hèn trước mặt quân thù. Chỉ tiếc rằng, tôi chết mà không được kỷ niệm ngày sinh của Bác, không được cùng bà con giơ cao ảnh Bác.

Bỗng bất ngờ từ phía thị trấn, một chiếc xe hơi trắng chạy tới, cuốn bụi lên mù mịt. Chiếc xe đỗ trước chỗ hành hình vài chục thước. Một tên sĩ quan Pháp to béo bước xuống, dáng rất oai vệ. Thằng Pháp này nói gì đó với Đội Râu và cùng Đội Râu sóng bước vào nhà chỉ huy. Một lát, Đội Râu trở ra, cho bọn lính rút lui. Chúng lại giải tôi trở về nhà giam. Tôi đoán rằng, tên sĩ quan hẳn ở Sài Gòn xuống,và chúng thấy tôi có chức vụ lớn, muốn giữ đề khai thác thêm chăng ? Thật may mắn, tên lính lần này không xích tôi. Có lẽ hắn vừa qua cơn xúc động khi dẫn tôi ra pháp trường và chứng kiến tôi đứng trước cọc bắn một cách rất bình tĩnh. Hắn hiều, mỗi lần dẫn từ hình sự đi xử bắn. Những người ấy sợ, hồn bay phách lạc. Người sống mà đờ đẫn như chết rồi. Hắn thấy tôi như thế, tỏ ra lạ lắm.

Lợi dụng thời cơ này, tôi bò đến chỗ vách được đóng bằng ván bộ kho. Tôi lấy chân đạp mạnh mấy cái. Tấm ván bật đinh ra. Phải nói rằng lúc đó tôi khỏe lắm nên mới đạp bung được tấm ván dừng vách dày như vậy. Xong việc tôi cố gắng kéo tấm ván lại như cũ. Lần này, người tù thường phạm vừa bị bọn chúng dẫn đi tra tấn. Tôi tranh thủ nằm ngay sát chỗ vách đó. Người tù thường phạm kế bên vẫn không hay biết. Anh ta giành chỗ của tôi. Tôi phải giải thích và năn nỉ anh ta mãi, anh ta mới chịu để tôi nằm chỗ tốt một đêm.

Cả đêm đó tôi thao thức mãi, chờ cho đêm mau khuya, tôi sẽ hành động. Đúng một giờ sáng, tôi đẩy nhẹ tấm ván, chui ra. Tôi nằm mọp sau nhà chờ cho tên gác trại vừa quay gót đi sang nhà giam khác là tôi vọt qua hành lang ngay. Tôi chui vào bụi cỏ, chờ cho ánh đèn địch quét ngang quét dọc. Tôi canh xem, chừng cỡ mấy giây thì ánh đèn quét lại một lần và nằm được khoảng thời gian đó, tôi vọt lên gần bờ thành, nằm phục ngay xuống cho ánh đèn quét sáng rực trên lưng. Ánh đèn vừa di chuyển, tôi liền chồm lên bờ thành và phốc một cái, tôi nhảy qua hàng rào dây thép gai. May sao bên ngoài không có mìn, hay tôi không đạp phải thì đúng hơn. Bởi tôi chưa thể chết nên mìn cũng tránh tôi chẳng

Tôi chạy như bay qua cánh đồng trồng ấp Tân Thanh, thẳng đến nhà má Năm. Tôi gõ cửa kêu:

– Má ơi, má. Thằng Tư vệ nè !

Không có má trong nhà. Tôi đoán má đã lánh đi một nơi khác. Tôi quay ra bằng lối sau vườn. Bất ngờ tôi nghe tiếng gọi:

- Thằng Tư phải không? Đâu rồi con?

Tiếng má thều thào trong đêm khuya, nghe ấm áp quá. Tôi đứng lại định hướng. Má xuất hiện từ phía bên kia vườn. Chắc má trốn ngoài ấy. Gặp tôi, má mừng quá. Câu đầu tiên tôi hỏi má:

- Anh em về chưa má ?

- Chưa đứa nào về cả. Chỉ mới có mình mầy. Làm sao mày ra được ?

- Con trốn tù.

- Trời ơi, may quá há !

- Ngày 19-5, bà con ta có tổ chức ngày sinh nhật Bác được không má ?

- Có chứ. Chúng kéo đến đông lắm. Nhưng bà con ta vẫn tổ chức kỷ niệm được. Không làm rầm rộ được như tụi bây bàn. Dăm ba người làm một nơi. Cũng có chỗ tìm ra ảnh Bác. Có chỗ không có, anh em đã vẽ ra ảnh Bác. Mà có hình mẫu đâu mà vẽ. Anh em nhớ trong đầu mà vẽ. Thằng Hai xóm trên nó mới thấy ảnh Bác có một lần mà vẽ giống thiệt.

Rồi má kéo tôi vô nhà. Đốt đèn lên. Má đưa cho tôi coi ảnh Bác Hồ mà thằng Hai đã vẽ trong trí nhớ. Phải nói anh ta là họa sĩ vườn. Cứ như trẻ con mới học vẽ. Nhưng được cái ông già trong ảnh có chòm râu tốt, vầng trán rộng, đôi mắt và cái miệng dễ thương. Thế cũng được rồi, Cái chính là tấm lòng nỗi nhớ, niềm tin nơi nhân dân miền Nam đối với Bác.

V.M (Trích trong cuốn “Lòng dân Long An đối với Bác Hồ”)

Các tin khác

  • Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng trận Hiệp Thạnh - Phú Ngãi Trị - Miễu Bà Cố (23/02/2024)
  • 10 kết quả nổi bật của huyện Châu Thành năm 2023 (28/12/2023)
  • TOÀN VĂN: PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TRỌNG NGHĨA, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hiệp Hòa (23/11/1963 - 23/11/2023) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Long An: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận Hiệp Hòa và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Lễ dâng hương tại Khu di tích lịch sử ngã tư Đức Hòa và Bia Chiến thắng trận Hiệp Hòa (23/11/2023)
  • Chiến thắng Hiệp Hòa mở ra cao trào phá “Ấp chiến lược” ở Long An (22/11/2023)
  • Dâng hương tưởng nhớ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Xóm Nghề (26/10/2023)
  • Long An: “Tiệc chay” miễn phí 3 ngày tại Lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực (26/10/2023)
  • Lễ dâng hương kỷ niệm 155 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (25/10/2023)
  • Tân An đi đầu trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Nam Bộ (17/08/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối