Đất và người Long An

Tấm lòng một nông dân

02/02/2022 02:35:5PM
Màu chữ Cỡ chữ

Vào khoảng thời gian từ năm 1956 – 1959, bộ đội thuộc Tiểu đoàn 508 phải rút về trú quân ở Rừng Sác (ngày nay thuộc huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh), đơn vị đã gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu nước ngọt trầm trọng, địa bàn thì khô cạn, rừng thì ngập mặn, đến người dân ở vùng lân cận cũng không đủ nước ăn.

Tuy vậy, người dân vẫn cố tằn tiện tiếp cho bộ đội từng gàu nước ngọt tình nghĩa. Không riêng gì nước ngọt đã là vấn đề nan giải, anh em còn phải chịu đựng thiếu thốn từ cái ăn, cái mặc và mùng màn. Muỗi ở rừng nhiều như trấu vãi, đêm không ngủ được, nhưng đến ban ngày phải phân công nhau ra ngoài bưng, ngoài bãi để mò cua, bắt dp cải thiện. Chính do điều kiện thiếu thốn cộng với sự khắc nghiệt của rừng rậm, trong những năm đó bệnh dịch đã hoành hành dữ dội trong toàn đơn vị: không sốt xuất huyết, thì cũng tiêu chảy hay uốn ván, trong khi đó tủ thuốc ít ỏi của đơn vị bỗng chốc đã cạn nhn. Trước tình hình nguy kịch trên, Ban chỉ huy tiểu đoàn (trong đó có đồng chí chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Văn Nam, còn gọi là Sáu Nam) đã vội họp lại và bàn biện pháp khắc phục.

Nhiều ý kiến đưa ra và cuối cùng đi đến thống nhất là nhân đi làm công tác vũ trang tuyên truyền trong dân, đề nghị nhân dân giúp đ, nếu được thuốc thì càng tốt, nếu không ủng hộ tiền mua thuốc cũng được.

 Một bữa, đồng chí Sáu Nam đi tuyên truyền võ trang qua bên xã Đông Thạnh (huyện Cần Giuộc), anh ghé vào thăm nhà ông già Mười - là người đã có tham gia cướp chính quyền ở xã hi tháng 8 năm 1945. Sau ngày Pháp lấn chiếm bị giặc bắt và chúng đánh ông đến bại liệt. Thấy ông chỉ còn nằm chờ chết giặc mới chịu thả ông, ông về sống với người con trai độc nhất trong gia đình, sau anh cũng tham gia bộ đội kháng chiến, ông phải sống nương nhờ vào người con dâu.

Mới bước vào nhà, trông thấy Sáu Nam bác Mười nhận ra ngay. Nhưng, nỗi mừng vui chưa kịp thổ lộ thì bác đã hỏi với giọng chẳng mấy vồn vã:

- Tôi ngỡ chú đã đi khỏi rồi kia mà ?

Anh Sáu Nam đã đoán biết bác Mười đang nghi ngờ sự có mặt đột ngột của mình, vì trong thời điểm đó những người kháng chiến cũ đều phải tập kết, nếu ở lại thì cũng phải ln trốn, tránh sự khủng bố của kẻ thù. Đ ông an tâm, anh vội giải thích:

- Tôi được tổ chức cho ở lại bám dân, phòng khi địch không thực thi đúng Hiệp định đình chiến kịp thời gầy dựng phong trào, củng cố lực lượng dự bị để tiếp tục kháng chiến.

Hiểu ra, bác Mười mới nói thiệt lòng mình:

- Chỉ ngại anh em mình lạc lòng rồi theo giặc

Rồi như không kềm được xúc động, bác lại tiếp:

- Nghe tụi giặc nó liên tục khủng bố đồng bào anh em mình mà đau lòng, giờ biết anh em mình còn ở lại và tiếp tục gây dựng lực lượng kháng chiến là tôi yên tâm, Bác Hồ và Đảng thật sáng suốt lúc nào cũng không quên bà con miền Nam trong những khi «tắt lửa, tối đèn. À mà này, chú có biết tin tức gì về Cụ Hồ không ? – Bác Mười lại hỏi.

- Cháu nghe đài biết Bác Hồ vẫn còn mạnh khỏe.

- Biết Cụ còn mạnh giỏi là mừng. Chỉ tiếc là tôi không sống ni đến ngày độc lập thực sự đ được đón Cụ vào thăm. Trước cứ ngỡ là chỉ trong hai năm là tổng tuyển cử thể nào cũng có dịp gặp được Cụ. Không dè bọn giặc tráo trở...

Một hồi như nhở ra điều gì, bác Mười lại hỏi:

– Anh em mình đâu hết rồi ?.

Đến lúc này Sáu Nam mới kể hết ngọn ngành tình cảnh của đơn vị và sự cố gắng khắc phục của các anh. Nghe xong, bác Mười bỗng ôm đầu và vật vã trên giường:

- Đúng là trời hại tao rồi, phải chi tao còn đi đứng được, tao sẽ giúp cho anh em được biết bao nhiều việc.

– Bác cứ yên tâm, bà con mình ở đây vẫn một lòng ủng hộ kháng chiến. Sáu Nam vấn an ông Mười. Biết không thể nán lại lâu hơn anh đứng dậy cáo từ.

Nửa tháng sau, khi Sáu Nam có dịp quay trở lại nhà ông già Mười, thì thấy nhà trống vắng, trên một chiếc tủ đứng cũ kỹ, một bàn thờ mới lập khói hương nghi ngút. Trên đó, bên cạnh ngọn đèn dầu là tấm ảnh của ông già Mười lộng trong khung gỗ, Anh biết ông Mười đã mất. Trong lúc anh đang loay hoay cm cho ông nén nhang thì từ sau lưng một người con gái bước vào, anh biết đó là con dâu ông Mười. Anh chưa kịp chào thì chị đã lên tiếng trước:

- Chú phải chú Sáu ?

- Phải! Sao cô biết ?

- Ba cháu có tả kỹ về chú, nên mới nhìn cháu nhận ra ngay

Nói xong chị bước tới bàn thờ ông Mười và giở lư hương lấy ra một tấm giấy xếp tự đưa cho Sáu Nam.

- Ba cháu có viết thơ để lại bảo phải trao tận tay chú.

Sáu Nam vội vàng mở thơ ra đọc. Lời lẽ trong thơ chỉ vài dòng ngắn gọn nhưng khá xúc động mà mãi đến những năm tháng sau này anh vẫn nhớ rõ từng ý từng chữ.

Chú Sáu thân mến! Hôm chú vội vã đi ngay, tôi không kịp nhớ ra, biết anh em mình vì nghĩa lớn nên phải chịu cực khổ, tôi tài hèn sức kiệt không giúp gì cho anh em được, nay tôi chỉ có 600 đồng dành dụm bấy nay cùng với một số thuốc trị bệnh tôi còn dành lại xin gởi đến anh em, gọi là chút lòng ủng hộ cách mạng, ủng hộ kháng chiến thành công. Tôi biết mình không sống được đến ngày độc lập, để được gặp mặt Bác Hồ, rất lấy làm tiếc. Nếu anh em mình còn có may mắn ấy cho tôi kính chuyền đến Cụ lời phúc chúc sức khỏe, cầu mong Cụ hưởng thọ trăm tuổi. Kính thư.

Đọc đến đây, Sáu Nam không kềm được những giọt nước mắt thương cảm tấm lòng cao cả của người đồng chí kháng chiến cũ, một nông dân của quê hương Đông Thạnh đầy nghĩa khí. Ngay tại bàn thờ của ông già Mtrời, Sáu Nam đã hứa với người đã khuất: «Chúng tôi sẽ phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để xứng đáng với niềm tin của nhân dân”.

VM (theo cuốn “Lòng dân Long An đối với Bác Hồ”)

Các tin khác

  • Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng trận Hiệp Thạnh - Phú Ngãi Trị - Miễu Bà Cố (23/02/2024)
  • 10 kết quả nổi bật của huyện Châu Thành năm 2023 (28/12/2023)
  • TOÀN VĂN: PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TRỌNG NGHĨA, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hiệp Hòa (23/11/1963 - 23/11/2023) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Long An: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận Hiệp Hòa và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Lễ dâng hương tại Khu di tích lịch sử ngã tư Đức Hòa và Bia Chiến thắng trận Hiệp Hòa (23/11/2023)
  • Chiến thắng Hiệp Hòa mở ra cao trào phá “Ấp chiến lược” ở Long An (22/11/2023)
  • Dâng hương tưởng nhớ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Xóm Nghề (26/10/2023)
  • Long An: “Tiệc chay” miễn phí 3 ngày tại Lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực (26/10/2023)
  • Lễ dâng hương kỷ niệm 155 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (25/10/2023)
  • Tân An đi đầu trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Nam Bộ (17/08/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối