Đất và người Long An

Tôi đã tìm hiều về Bác Hồ như thế nào

02/10/2021 01:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Kính gởi: Anh Tám Hưng...

Thực ra tôi thấy mình không xứng đáng đề viết lên những dòng chữ này, không xứng đáng được nói những ý nghĩ của tôi về Bác Hồ. Và đáng lẽ, với một chút liêm sỉ còn sót lại, tôi phải yên lặng như tất cả những người miền Nam, cùng làm trong một guồng máy được mệnh danh “ngụy quân, ngụy quyền” cũ, một guồng máy đã chống lại một người mà tôi sắp nói lên những tình cảm của mình về người đó: BÁC HỒ.

Tình cờ một hôm, tôi đến thăm anh, nhân dịp được nghe anh kể về cuộc đời của Bác Hồ, tôi bị lôi cuốn vào câu chuyện của anh. Lúc phấn khởi tôi có bộc bạch với anh một chuyện là tôi có một số tài liệu do người ngoại quốc viết về Bác Hồ trong những năm 1960 và tôi đã cất giữ bên mình cho đến ngày nay. Không ngờ, những chuyện tôi nói lúc đó làm anh chủ ý. Bẵng đi mấy tháng, tôi được anh đến nhà thăm, nhờ tôi kể anh nghe về những lý do và tình cảm của tôi đối với Bác. Nghe qua thật là đơn giản. Tôi đã vội hấp tấp nhận lời anh!

Nhưng thật sự, tôi bắt đầu công việc một cách quá khó khăn và không đơn giản như tôi tưởng. Tôi thấy có một cái gì không ổn trong lòng. Tôi đã trăn trở sau rất nhiều ngày. Nên viết về tình cảm của mình không ? Và viết gì ? Tôi có khả năng bịa ra nhiều chuyện ! Làm sao mà trung thực, và chứng tỏ được sự trung thực trong lời nói của mình ? Và liệu có ai tin tôi không ? Có một điều làm tôi tin tưởng, đó là một người có thể tin tôi và người đó là anh.

Bây giờ, tôi nợ lòng tin của anh. Và, tôi phải viết cho anh như đã hứa. Nhất định tôi phải nói thật, nhưng xin anh cho phép tôi được nói nhiều một chút về cái “tôi”, để bắt đầu từ đó anh thấy được bắt đầu từ trong tôi, hình thành một vài tình cảm về cuộc cách mạng ở Việt Nam trong những năm, kể từ năm 1945 trở đi (có nghĩa là tôi được vài tuổi) và những tình cảm của tôi về Bác.

Gia đình tôi vốn là một nông dân nghèo (không phải tôi nói nghèo để cho hợp với cách mạng). Tôi đã mồ côi cha từ năm lên 4 tuổi. Quê ở xã Lợi Bình Nhơn. Ba tôi mất trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước và bệnh dịch đang hoành hành một cách khủng khiếp. Gia đình tôi mất tất cả là ba người trong ba ngày. Ông anh thứ hai của tôi theo Việt Minh. Do đó, ngày chôn cất ba tôi là ngày chỉ có những ông Việt Minh đến tẩn liệm và chỉ dám mang chôn vào ban đêm! Từ đó đã gây trong trí tôi một thứ tình cảm sâu sắc về người Việt Minh với đầy ơn nghĩa.

Khi còn là học sinh, tôi rất thích học về những danh nhân Việt Nam. Từ Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi đến Lê Lợi, Quang Trung đánh bại quân Tàu... Tôi nhớ trong đầu tôi lúc ấy, khi tôi còn học ở lớp nhì hay lớp nhứt gì đó, có ghi chép về cuộc cách mạng Việt Nam, về phong trào Việt Minh và ông Nguyễn Ái Quốc.

Rồi cuộc cách mạng Việt Nam cứ tiếp diễn dài dài, từ những ngày tôi còn cắp sách đến nhà trường cho đến ngày tôi khôn lớn. Với sự hình thành của trí thức và ý thức trong tôi, tôi thấy rất kính trọng Bác Hồ và mong tìm được những tài liệu đọc thêm về cuộc đời Bác.

Lớn lên, nghề tôi chọn là nghề dạy học. Tôi muốn ngoi lên và được sống trong một hoàn cảnh như mọi người trong xã hội thời đó, tránh đi mọi nghèo đói và tối tăm ở thôn quê. Và từ đó tôi nằm trong guồng máy của một chế độ miền Nam.

Tuy nhiên, trong tư tưởng của con người, khó ai mà kiểm soát được, khó ai mà ép buộc được. Nhất là tôi có chút trí thức, có chút suy nghĩ. Tôi đã cố tìm sách đọc về miền Bắc đề nhận định và nhất là cố tìm sách hoặc tạp chí viết về Bác Hồ. Điều này anh có thể tin là tôi nói thật. Vì với Bác Hồ, tôi không phải chỉ có trong tay một cuốn sách thời đó, mà có nhiều cuốn sách, không phải chỉ có những tài liệu về Bác viết bằng tiếng Việt mà còn có những tài liệu viết bằng tiếng Anh. Chắc anh cũng đoán biết: Tất cả tài liệu này đều ca tụng Bác. Và chắc anh cũng biết là vào cái thời mà chảnh quyền miền Nam đang chống lại cách mạng và họ luôn cố rêu rao cái chánh nghĩa của họ, do đó, những tài liệu này không bao giờ cho phép bất cứ ai lưu hành và tàng trữ ! nhưng tôi rất quí nó và tôi đã cố cất giấu nó từ năm 1968 đến năm 1975, cho đến nay đã được 21 năm.

Một lần nữa, xin phép anh cho tôi được không dám nói lòng mình về Bác Hồ. Tôi xin anh ở vị trí của tôi, để đọc lại những gì tôi chép ra đây, từ những tài liệu đó, anh sẽ thấy được những niềm phấn khởi, tự hào về Bác và những rung động của tôi trong anh.

|Tờ tạp chí Life của Mỹ, phân bộ Á châu xuất bản ngày 1/4/1968 viết về Bác Hồ như sau (xin có phần tạm dịch của tôi):

“Paul Mus, The french Oriental Scholar Still thinks him” : “above genius... the guatest man I ever met” (Ông Paul Mus, Nhà học giả về Đông phương người Pháp, vẫn còn nghĩ về ông (Bác Hồ – ND): “Trên những bậc thiên tài... ông là người vĩ đại nhất mà tôi từng gặp”).

“He Seized upon Lenin as offering a Practical means of fighting colonialism, but his communist” internationalism “was always qualified by Vietnamese nationalism. He never committed himself 100% to Moscow or to Peking”. (Ông hiểu rõ Lê-nin khi đưa ra phương thức thực tiễn trong cuộc chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân, nhưng con người Cộng sản Quốc tế của ông luôn luôn được giới hạn bởi chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Ông không bao giờ phó thác minh 100% cho Matxcơva hay cho Bắc Kinh).

- “An American who Knew Hồ in the 1940 sadds : “He had only one dream, and thal was the freedom of Vietnam” (Một người Mỹ biết ông Hồ vào những năm 1940 thế nào : “ông chỉ có một trong nước lớn và đó là sự tự do của nước Việt Nam”).

- “The agreements provided for a uase – fire and temporary partition of Vietnam along the 17th parallel Unification and the country's future goverment were to be settled by elections within two years, Which Hồ had uason to believe he would win. But the U.S backed ugime of Ngo Dinh Diem in South of Vietnam refused to allow the elections. Hồ, having failed to unify Vietnam by peace ul means and bitter that he had again been cheated at the conference-table” (Hiệp ước qui định cho một cuộc ngừng bắn và phân chia tạm thời nước Việt Nam dọc theo vĩ tuyến 17. Sự thống nhất và chính quyền tương lai của đất nước phải được thiết lập bởi một cuộc tổng tuyển cử trong vòng hai năm, điều đó ông Hồ có lý do để tin tưởng rằng ông sẽ thắng. Nhưng Hoa Kỳ đã ủng hộ chế độ của Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam, từ chối một cuộc tổng tuyển cử. Ông Hồ đã bị thất bại trong cuộc thống nhất Việt Nam bằng đường lối hòa bình và đã cay đắng vì rằng ông lại bị lừa đảo tại bàn hội nghị).

Đó là tài liệu tôi đã được hiểu qua tài liệu nước ngoài trong khi chính quyền Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đã xuyên tạc về những sự kiện lịch sử trên.

Khi Bác Hồ mất vào năm 1969, báo chí thế giới bình luận nhiều về Bác. Tôi còn giữ lại một tờ báo của phe tư bản viết vào năm đó nói về Bác Hồ như sau:

“Quan niệm của tiến sĩ M. Panol, Đại học Cambridge về Bác Hồ: – Tên ông chắc chắn sẽ được ghi vào lịch sử thế giới. Mặc dầu nước Việt Nam tương đối nhỏ, nhưng ông sẽ đứng ngay cạnh Lê-nin, Troskg, Staline và Mao Trạch Đông, trong số những nhà cách mạng Mát-xít thứ 1 của thế kỷ 20. Dầu lịch sử Việt Nam bao gồm nhiều nhân tài đến đâu đi nữa, nhưng tại Việt Nam, người ta bao giờ cũng sẽ đặt ông bên cạnh Lê Lợi và Nguyễn Huệ, như là một trong những bậc vĩ nhân đại tài nhất của cuộc kháng chiến chống ngoại cả. Vì ông đã học hỏi cả ba nền văn hóa, thâu thập được một ý niện thực tế về thế giới tổng quát trong những năm bôn ba, nên ông giống Mác và Lê-nin hơn là những phần tử quốc gia hẹp hòi như Staline và Mao Trạch Đông là những người đã không bao giờ ra khỏi nước mình.

… Sống hay chết, thế lực ông vẫn tồn tại và trong 20 năm qua ông vẫn tượng trưng cho một ý chí cương quyết: Đánh đuổi người ngoại quốc ra khỏi đất nước Việt Nam”.

Kính thưa anh..

Đến đây, chắc anh đã hiểu vì sao tôi đã dám cất giữ bên mình những tư liệu quí về Bác từ những năm 1968 đến 1975 ở ngay vùng địch tạm chiếm và chịu nhiều sự kiểm soát gắt gao ? Phải chăng, hành động đó xuất phát từ niềm cảm phục vô biên, sự kính trọng đối với Bác Hồ đã hình thành trong tôi -một trí thức sống dưới chế độ Mỹ – ngụy ? Xin cảm ơn sự chịu khó lắng nghe của anh.

Kính mến anh

VÕ VĂN TIẾN

Giáo viên trường phổ thông trung học Tân An I

V.M (trích Lòng dân Long An đối với Bác Hồ)

Các tin khác

  • Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng trận Hiệp Thạnh - Phú Ngãi Trị - Miễu Bà Cố (23/02/2024)
  • 10 kết quả nổi bật của huyện Châu Thành năm 2023 (28/12/2023)
  • TOÀN VĂN: PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TRỌNG NGHĨA, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hiệp Hòa (23/11/1963 - 23/11/2023) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Long An: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận Hiệp Hòa và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Lễ dâng hương tại Khu di tích lịch sử ngã tư Đức Hòa và Bia Chiến thắng trận Hiệp Hòa (23/11/2023)
  • Chiến thắng Hiệp Hòa mở ra cao trào phá “Ấp chiến lược” ở Long An (22/11/2023)
  • Dâng hương tưởng nhớ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Xóm Nghề (26/10/2023)
  • Long An: “Tiệc chay” miễn phí 3 ngày tại Lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực (26/10/2023)
  • Lễ dâng hương kỷ niệm 155 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (25/10/2023)
  • Tân An đi đầu trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Nam Bộ (17/08/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối