Đất và người Long An

Trận Quéo Ba giải phóng Đức Huệ lần thứ nhất (18/10/1964)

14/10/2021 01:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đức Huệ nằm trong hệ thống căn cứ địa Đồng Tháp Mười và nổi tiếng với cái tên “chiến khu Đông Thành”, phần lớn các đồng chí cán bộ cao cấp của Liên tỉnh ủy và Xứ ủy đã từng ở căn cứ này. Nhiều cuộc họp quan trọng của Liên Tỉnh và Xứ ủy cũng được tổ chức ở đây. Chiến khu Đông Thành còn là nơi tổ chức và thống nhất các lực lượng vũ trang của Nam bộ, cũng trên địa bàn này đã diễn ra nhiều trận đánh lớn của lực lượng vũ trang như trận Giồng Dinh vào năm 1947. Trận đánh quân Pháp nhảy dù đầu tiên ở Nam bộ, hàng trăm tên lính dù bị tiêu diệt. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đức Huệ trở thành một địa bàn vô cùng quan trọng ở chiến trường Khu 8.

Bước sang năm 1964, Long An liên tiếp mở các đợt hoạt động giải phóng từng mảng lớn vùng nông thôn và từng bước đánh quỵ Sư đoàn 25 ngụy. Đến cuối năm 1964, Sư đoàn này buộc phải trải mỏng ra, 1 trung đoàn phải xuống đối phó ở Cần Đước, Cần Giuộc, 1 trung đoàn phải đứng giữ lộ 4, 1 trung đoàn phải kéo về Củ Chi. Trong khi đó, quân dân Đức Huệ cũng đã khép chặt vòng vây quanh Mỹ Quý Tây, quân địch chỉ còn tiếp tế được cho căn cứ này bằng máy bay, thời cơ giải phóng hoàn toàn Đức Huệ đã đến.

Đầu tháng 10/1964, tỉnh điều Tiểu đoàn 263 về Đức Huệ, đồng thời điều tiểu đoàn 1 về Đức Hòa để chuẩn bị các mục tiêu mà Sư đoàn 25 đang đóng ở Sò Đo và Đức Lập... với ý đồ căng kéo địch và hỗ trợ cho mặt trận Đức Huệ. Trước tình thế nguy khốn ấy, tên quận trưởng Lê Đằng Sĩ đã bí mật trốn khỏi Mỹ Quý Tây.

Đêm 17/10/1964, quân và dân Đức Huệ bao vây tiến công khu trù mật với sự hỗ trợ của Tiểu đoàn 263 sẵn sàng đánh quân địch bỏ chạy hoặc cứu viện. Cũng đêm đó ở Quéo Ba, súng nổ ở Sò Đo, ở Đức Lập và ở khắp nơi. Trong thế khốn cùng, bọn lính còn lại trong khu trù mật đành bỏ súng lại để đầu hàng. Do quá khiếp sợ khí thế đấu tranh của quần chúng, bọn lính đã bỏ, ném súng xuống địa rồi mạnh ai nấy chạy.

Sáng sớm ngày 18/10/1964, quần chúng nhân dân và lực lượng địa phương Đức Huệ đã tràn vào thu toàn bộ vũ khí, phá tan khu trù mật, giải phóng cho 3,000 dân về vườn cũ làm ăn.

 Giải phóng Đức Huệ là kết quả của cả một quá trình chiến đấu gian khổ ác liệt lâu dài và liên tục của quân dân Đức Huệ. Sự kiện ấy đã trở thành điển hình cho sự kết hợp một cách chặt chẽ 3 mũi giáp công. Trên thực tế, đòn quân sự thắng lợi trên phạm vi toàn tỉnh đã hỗ trợ và tạo điều kiện trực tiếp cho lực lượng địa phương và quần chúng nổi lên tự giải phóng quê hương mình. Hành lang Đức Huệ được khai thông tạo thêm điều kiện cho Long An vượt lên đánh quỵ Sư đoàn 25 ngụy và giải phóng hầu hết vùng nông thôn gồm 57 xã được giải phóng hoàn toàn (trong đó có 1 huyện là Đức Huệ).

Quá trình đánh quỵ Sư đoàn 25 và mở rộng vùng giải phóng trên phạm vi toàn tỉnh đã góp phần quyết định vào việc giữ vững vùng giải phóng Đức Huệ suốt từ năm 1964-1966. Sự kiện giải phóng hoàn toàn huyện Đức Huệ vào thời điểm cuối năm 1964 không những có tiếng vang rộng khắp cả Khu 8, Khu 9, Khu 7 mà còn thực sự góp phần quan trọng vào việc giải quyết những khó khăn lớn về cơ động và chi viện cho các chiến trường ấy. Vì Đức Huệ là đầu mối hành lang chiến lược của cả chiến trường Nam bộ. Cuộc chiến đấu liên tục của quân dân Đức Huệ đã tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực miền là Sư đoàn 5 tấn công giải phóng Đức Huệ lần thứ 2 vào ngày 30/3/1975,.Từ đó, Đức Huệ đóng vai trò là bàn đạp tấn công quan trọng nhất của Binh đoàn 232 khi bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, giải phóng toàn tỉnh./.

V.M (tổng hợp)

Các tin khác

  • Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng trận Hiệp Thạnh - Phú Ngãi Trị - Miễu Bà Cố (23/02/2024)
  • 10 kết quả nổi bật của huyện Châu Thành năm 2023 (28/12/2023)
  • TOÀN VĂN: PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TRỌNG NGHĨA, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hiệp Hòa (23/11/1963 - 23/11/2023) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Long An: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận Hiệp Hòa và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/11/2023)
  • Lễ dâng hương tại Khu di tích lịch sử ngã tư Đức Hòa và Bia Chiến thắng trận Hiệp Hòa (23/11/2023)
  • Chiến thắng Hiệp Hòa mở ra cao trào phá “Ấp chiến lược” ở Long An (22/11/2023)
  • Dâng hương tưởng nhớ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Xóm Nghề (26/10/2023)
  • Long An: “Tiệc chay” miễn phí 3 ngày tại Lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực (26/10/2023)
  • Lễ dâng hương kỷ niệm 155 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (25/10/2023)
  • Tân An đi đầu trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Nam Bộ (17/08/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối