Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nguy hiểm từ fanpage mạo danh

11/10/2021 01:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Việc xuất hiện nhiều fanpage mạo danh của các tổ chức, cơ quan nhà nước chia sẻ thông tin không chính xác đã tác động không nhỏ tới dư luận xã hội. Bên cạnh đó, việc chia sẻ thông tin sai sự thật từ các fanpage giả mạo còn tác động đến nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân.

Fanpage là một trang được tạo ra từ một tài khoản Facebook, nhằm tập hợp một nhóm cộng đồng có cùng một sở thích cụ thể nào đó. Phần lớn các thông tin (hình ảnh, bài viết, video,…) trên trang fanpage sẽ được mọi người trên face book nhìn thấy do sự phân phối ngẫu nhiên của hệ thống Facebook. Với sự tiện ích của mạng xã hội, nhiều cơ quan, tổ chức đã lập ra fanpage để phục vụ cho công việc, mang lại lợi ích cho xã hội thì cũng không ít các fanpe mạo danh cơ quan, chức năng để thực hiện các mưu đồ xấu xa.

   Theo Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam – VAFC (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian gần đây, đơn vị đã phát hiện, gỡ bỏ nhiều trang fanpage giả mạo của các cơ quan chức năng, tổ chức nhà nước. Để tạo dựng lòng tin của mọi người, các trang fanpge mạo danh đã sử dụng một số chiêu trò như dùng logo biểu tượng của các cơ quan chức năng để tạo lập các fanpage trên mạng xã hội hay dùng hình đại diện, tên tuổi của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đặt tên cho fanpage. Từ những hình thức bên ngoài, các fanpage này đã thu hút được nhiều lượt người theo dõi, thích, chia sẻ, bình luận… Ví dụ như fanpage giả mạo trên facebook như: fanpage “Ban Tuyên giáo Trung ương” giả mạo Ban Tuyên giáo Trung ương; fanpage “Cảnh Sát Hình Sự” giả mạo kênh thông tin của Bộ Công an; fanpage “Tin tức thời sự VTV3” giả mạo tài khoản kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam...  Đây đều là những fanpage có đến hàng trăm nghìn lượt người thích và chia sẻ. Do vậy khi các tin giả xuất hiện trên các trang này sẽ gây ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người.

   Khi đưa thông tin lên fanpage, chúng kết hợp thật – giả lẫn lộn. Ngoài các thông tin chính thống từ các tờ báo, các kênh thông tin của nhà nước, chúng kết hợp chèn các tin giả, tin sai sự thật. Khi mọi người vào truy cập, đọc tin tức sẽ hiểu nhầm đó là thông tin từ các cơ quan, tổ chức nhà nước. Chúng thường nhắm vào các nội dung về tình hình chính trị, xã hội, chính sách của Đảng, Nhà nước, các thông tin về dịch bệnh Covid - 19, hoạt động từ thiện…

   Vừa qua, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip dài khoảng 6 phút, cho là cuộc trao đổi giữa đại tá Đinh Văn Nơi với “cựu bí thư” tỉnh An Giang. Trong clip, có giọng nói của người nam rất bất bình về quan điểm đón người về quê của một ai đó, như là cấp trên của ông này. Sau đó, Công an tỉnh An Giang thông tin, đoạn clip trên được cắt ghép, dàn dựng giọng nói của Đại tá Đinh Văn Nơi của các thế lực thù địch, phản động nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch tỉnh An Giang. Mặc dù, Công an tỉnh An Giang đã xác định file ghi âm này đã bị cắt ghép và nội dung bình luận của trang Facebook “Hoàng Dũng” về file ghi âm là bịa đặt, nhưng những ngày sau đó vẫn có nhiều trang mạng xã hội trong và ngoài nước đã chia sẻ thông tin sai sự thật này. Ngoài ra, nhiều trang mạng còn cố tình cắt ghép và dàn dựng thành các clip, bài viết khác nhau để tiếp tục chia sẻ, bình luận nhằm tiếp tay cho hành vi chống phá, xuyên tạc của những kẻ phản động. Liên quan đến vụ án, Cơ quan An ninh điều tra đã triệu tập những cá nhân có hành vi chia sẻ, bình luận trên các trang mạng xã hội để điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

   Để làm trong sạch hệ thống môi trường mạng, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các hành vi mạo danh, đăng tin sai sự thật trên không gian mạng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, kỹ năng, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, người dân trong việc đấu trang, xử lý các fanpage giả.

   Ngoài ra người dùng mạng xã hội cần phải “thông thái” để nhận biết các thông tin không chính thống, thông tin sai sự thật. Không tiếp tay, chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng. Kiên quyết loại bỏ các trang không chính thống trên tài khoản cá nhân của mình. Đồng thời, không truy cập vào các trang từ những người lạ gửi, chia sẻ, bởi đó còn nguy cơ tiềm ẩn chứa các mã độc có thể gây hại làm lộ thông tin, mất tài khoản ngân hàng của cá nhân…

   Thực tế cho thấy, việc thiết lập và duy trì những fanpage giả mạo các cơ quan chức năng luôn tiềm ẩn những hệ lụy tiêu cực đối với môi trường mạng xã hội, cũng như nhận thức, hành vi của nhiều người khi truy cập vào các fanpage này. Vì vậy, mỗi người dùng mạng xã hội cần thực sự là “người dùng thông thái” để vừa phát hiện, đấu tranh, loại bỏ những fanpage giả mạo, vừa làm chủ thông tin trên mạng xã hội.

An Nam

Các tin khác

  • Phát huy vai trò của chi bộ trong nâng cao công tác tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (09/09/2024)
  • Nền tảng tư tưởng của Đảng phải trở thành niềm tin, lẽ sống của Nhân dân (28/08/2024)
  • Những giá trị cơ bản trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (27/08/2024)
  • Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng (11/08/2024)
  • Vai trò của cấp ủy cơ sở trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (16/06/2024)
  • Ban Chỉ đạo 35 tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng viết chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (13/09/2023)
  • Phòng, chống “bệnh quan liêu” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay (28/08/2023)
  • Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới (28/08/2023)
  • Vai trò cầu nối của các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay (17/08/2023)
  • Xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng là cơ sở vững chắc để đoàn kết dân tộc (15/08/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối