Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vai trò cầu nối của các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

17/08/2023 02:23:4PM
Màu chữ Cỡ chữ

Thực tế đã cho thấy rằng báo chí tạo ra diễn đàn rộng rãi để các chuyên gia, giới học thuật và các tầng lớp nhân dân trình bày ý kiến, bày tỏ quan điểm, tâm tư, nguyện vọng, tác động trực tiếp đến những người hoạch định và thực thi pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Hiện nay, có nhiều cách để báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngoài cách trực tiếp tuyên chiến với "giặc tham nhũng" bằng cách phát hiện điều tra đưa vụ việc tham nhũng, tiêu cực ra ánh sáng, thì phương thức gián tiếp - đó là báo chí tham gia kiến nghị, góp ý để cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung những bất cập, những lỗ hổng chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để có được công cụ pháp lý sắc bén giúp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả hơn, cũng là một biểu hiện vai trò quan trọng của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thực chất của vấn đề, chính là báo chí đã và đang phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, qua đó tác động trực tiếp đến những người hoạch định và thực thi pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Báo chí tăng cường tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Báo chí tạo ra một diễn đàn rộng rãi và hết sức dân chủ, cởi mở để các chuyên gia, giới học thuật ở mọi lĩnh vực có thể tham gia đóng góp ý kiến. Đặc biệt, trước mỗi dịp trình dự thảo một nội dung luật, pháp lệnh liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vai trò của báo chí trong việc lấy ý kiến công luận lại càng trở nên quan trọng, cần thiết hơn. Nhiều tờ báo như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Pháp luật Việt Nam đã mở những chuyên trang, chuyên mục riêng để các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến, bàn luận về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chống các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, như: Báo Nhân dân có Chuyên mục “Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng”; Báo Công an nhân dân có chuyên mục “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Báo Đại đoàn kết có chuyên mục “Giám sát, phản biện”, Truyền hình Công an nhân dân xây dựng Chuyên mục “Những việc cần làm ngay”. Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh Thanh Hóa, Gia Lai, Vĩnh Long, Cần Thơ… có Chuyên mục “Phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Đặc biệt, Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống hôm nay” của Đài Truyền hình Việt Nam được nhân dân đặc biệt quan tâm theo

Báo Nhân dân luôn phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Nguồn: Internet)

dõi. Ngoài ra, nhiều tạp chí cũng thường xuyên đăng tải các bài viết có chất lượng, nêu lên nhiều ý kiến xác đáng liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đơn cử như Tạp chí Pháp lý - Cơ quan ngôn luận của Hội Luật gia Việt Nam, chỉ trong năm 2018 và 2019 đã đăng tải hơn 50 bài viết phân tích bình luận, ghi chép, đối thoại nhằm thông tin phản ánh những ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, Luật gia, chuyên gia... về những bất cập của hệ thống chính sách pháp luật có liên quan tới công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từ đó đề xuất kiến nghị các giải pháp sửa đổi, bổ sung nhiều luật liên quan như: Luật Đất đai, Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Thanh tra, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Luật Doanh nghiệp, Luật Tổ chức HĐND & UBND…

Các cơ quan báo chí góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở địa phương

Ở góc độ chung nhất, báo chí phản ánh thường xuyên, trung thực, kịp thời tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân trước các sự kiện, sự việc cũng như các vấn đề có liên quan tới vận mệnh quốc gia, dân tộc; là người tổ chức, là phương tiện để nhân dân tham gia xây dựng các chính sách, quyết định chiến lược phát triển quan trọng của quốc gia; và, phản ánh thái độ, yêu cầu của nhân dân về chất lượng hoạt động của các cơ quan quyền lực, về trách nhiệm thực thi công vụ. Xét ở mặt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo chí không chỉ là diễn đàn cho các nhà khoa học, giới chuyên gia đóng góp, nó còn được coi là phương tiện quan trọng để người dân thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, là nơi các tầng lớp nhân dân trình bày ý kiến, quan điểm của mình, qua đó để các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có điều chỉnh và hoạt động ngày càng hiệu quả. Nhân dân là đối tượng để tất cả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hướng tới. Đồng thời, Đảng, Nhà nước luôn nhận thức sâu sắc về vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong cách mạng. Khi thực hiện tối đa quyền giám sát của mình, nhân dân sẽ trở thành “tai mắt” của Đảng, Nhà nước, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “nhân dân trăm tai nghìn mắt vẫn có nhiều ý kiến thông minh... Công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”3. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ: “Sức mạnh và động lực to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân (...) Nếu không dựa vào dân thì cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khó có thể thành công. Dựa vào dân, lắng nghe dân, lắng nghe dư luận để chọn lọc tiếp thu cái đúng...” và một trong những kênh hết sức quan trọng để người dân có thể phát huy vai trò giám sát, bày tỏ ý kiến, quan điểm, tâm tư, nguyện vọng của mình chính là hệ thống báo chí.         

                                                                                                                                                         Hồ Văn Tùng

                                                                                                                                               Ban Tuyên giáo Tinh ủy

Các tin khác

  • Ban Chỉ đạo 35 tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng viết chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (13/09/2023)
  • Phòng, chống “bệnh quan liêu” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay (28/08/2023)
  • Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới (28/08/2023)
  • Xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng là cơ sở vững chắc để đoàn kết dân tộc (15/08/2023)
  • Nâng cao tính đảng, tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (14/08/2023)
  • Báo chí góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển ý thức phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội (11/08/2023)
  • Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là cuộc cách mạng “ăn may” (09/08/2023)
  • Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, của cán bộ, đảng viên nhằm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng trong tình hình mới (09/08/2023)
  • Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong thanh niên hiện nay (02/08/2023)
  • Phát huy vai trò và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (02/08/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối