Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhận diện luận điệu xuyên tạc “Nếu không có Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã giàu mạnh từ lâu và không mất dân chủ như bây giờ”

18/08/2021 01:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến và xây dựng Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thành quả vĩ đại qua 15 năm đấu tranh gian khổ và kiên cường của toàn thể dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hàng năm, cứ đến dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9 thì trên một số trang mạng xã hội lại xuất hiện một số bài viết với các luận điệu cho rằng: “Việt Nam giành được chính quyền là do ăn may”, “Nếu không có Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã giàu mạnh từ lâu và không mất dân chủ như bây giờ”... Đây là những bài viết có luận điệu xuyên tạc hết sức phi lý nhằm thực hiện mưu đồ chính trị nguy hiểm xuyên suốt phủ nhận giá trị lịch sử đấu tranh hào hùng và những thành quả vĩ đại trong cuộc khởi nghĩa dành chính quyền năm 1945 của dân tộc ta.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Dấu mốc trọng đại trong lịch sử Việt Nam và nhân loại, quyền dân chủ của người dân được khẳng định, thực thi

Ngày 19/8/1945, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng lên tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc lật đổ chế độ thực dân - phong kiến dành lại độc lập cho dân tộc, xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, xây dựng xã hội do nhân dân làm chủ theo con đường của Chủ nghĩa Mác - Lênin, mở ra một thời đại mới cho dân tộc ta, thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chế độ dân chủ, công bằng, văn minh. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam); từ đây, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Tuyên ngôn độc lập năm 1945 không chỉ kế thừa truyền thống của dân tộc mà còn mang tính thời đại sâu sắc bảo đảm các quyền công dân và quyền con người.

Ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước được tiến hành theo nguyên tắc tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín; cho đến nay đây vẫn là nguyên tắc công bằng và hiện đại nhất của cộng đồng thế giới. Sau khi Quốc hội đầu tiên của nước ta ra đời, công việc soạn thảo Hiến pháp được khẩn trương triển khai; ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới được công bố, đây là bản Hiến pháp hiện đại không chỉ vào thời điểm ra đời mà cho đến nay vẫn giữ nguyên tính chất mới mẻ về nhiều phương diện kể cả kỹ thuật lập pháp, trong đó không chỉ các quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực được quy định, quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của người Việt Nam được ghi nhận mà còn nhiều quyền con người, kể cả quyền của người nước ngoài sống ở Việt Nam cũng được Nhà nước ta bảo hộ. Đây là cơ sở khẳng định quyền dân chủ của nhân dân ta sau khi cách mạng thành công.

Chúng ta đã xây dựng một nhà nước dân chủ, pháp quyền trên nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và tất yếu khi dân tộc có được độc lập thì con người mới có thể có được tự do, hạnh phúc. Không thể có được quyền con người, quyền công dân khi quyền độc lập của dân tộc bị chà đạp như lịch sử hàng trăm năm nô lệ của dân tộc thời Pháp thuộc, đây là minh chứng rõ nét nhất phủ nhận các khái niệm mị dân, bịp bợm của kẻ xâm lăng và các thế lực thù địch chống phá cách mạng.

Cách mạng Tháng Tám thành công - Tiềm năng để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ tạo tiền đề bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở Việt Nam

Sau cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta đã bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng, tiến hành 2 cuộc kháng chiến trường kỳ đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ (Pháp), thực dân mới (Mỹ) và chính quyền tay sai đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả giúp hai nước Lào, Campuchia giành độc lập, xây dựng xã hội mới. Chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ một quốc gia nông nghiệp lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề; thực hiện sự nghiệp đổi mới đến nay vị thế, uy tín quốc gia của Việt Nam ngày càng được nâng cao như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “...Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay...”.

Hiện nay, quyền công dân và quyền con người ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực được bảo đảm; điều này được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và các văn bản luật được Quốc hội ban hành(Luật báo chí, Luật tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng...). Nước ta cũng đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người như: Công ước về các quyền dân sự và chính trị (1966), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (1969), Công ước về quyền trẻ em (1989), Công ước về quyền của người khuyết tật (2006), Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người v.v... Điều này khẳng định luận điểm cho rằng nước ta không giàu mạnh, thiếu dân chủ chỉ là sự xuyên tạc trắng trợn những sự thật hiển nhiên.

Những thành quả cách mạng vĩ đại mà đất nước đạt được trong suốt 76 năm qua đã minh chứng cho sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng ta, là kết quả của sự đồng lòng, thống nhất, là sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân. Cũng như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, tuy dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp nhưng theo chiều dài lịch sử những gì đất nước có được như ngày hôm nay là minh chứng rõ ràng nhất để phủ nhận những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch./.

Sau Luong

Các tin khác

  • Phát huy vai trò của chi bộ trong nâng cao công tác tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (09/09/2024)
  • Nền tảng tư tưởng của Đảng phải trở thành niềm tin, lẽ sống của Nhân dân (28/08/2024)
  • Những giá trị cơ bản trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (27/08/2024)
  • Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng (11/08/2024)
  • Vai trò của cấp ủy cơ sở trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (16/06/2024)
  • Ban Chỉ đạo 35 tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng viết chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (13/09/2023)
  • Phòng, chống “bệnh quan liêu” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay (28/08/2023)
  • Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới (28/08/2023)
  • Vai trò cầu nối của các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay (17/08/2023)
  • Xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng là cơ sở vững chắc để đoàn kết dân tộc (15/08/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối