Đất và người Long An

Nữ tình báo bản lĩnh, mưu trí

13/05/2021 01:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Hồ Thị Bời (bí danh Tư A), sinh năm 1925, quê ở xã Hưng Long, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, nhập ngũ năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung uý, tổ trường tổ giao liên tình báo Đoàn 22, Bộ tham mưu Quân khu 7, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hai năm 1949-1950, Hồ Thị Bời là người lính nuôi quân và sau là tổ trưởng tổ binh vận Trung đoàn 300. Ở nhiệm vụ này, Hồ Thị Bời cùng tổ binh vận đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động binh lính địch, nắm chắc quy luật hoạt động của chúng, chỉ đạo lực lượng tự vẽ sơ đồ, tạo điều kiện cho đơn vị diệt và bắt sống toàn bộ địch ở đồn Hưng Long.

Trong những năm 1951 đến 1954, khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Thị Bời bị quân Pháp bắt giam, phải trải qua nhiều nhà tù như Cần Giuộc, Mỹ Tho..., chịu đựng sự tra tấn hành hạ dã man, chết đi, sống lại nhiều lần nhưng không lay chuyển được ý chí kiên trung của người tổ trưởng. Trái lại, những vết thương trên người thương binh càng tạo nên sức mạnh, tinh thần cầu thị, học tập cách mạng, để phục vụ cho tổ chức những năm tháng chiến đấu sau này.

Những năm 1960, cuộc kháng chiến chống Mỹ ngày càng lan rộng ở hai miền đất nước. Lúc này, Hồ Thị Bời trở thành một cán bộ giao liên tình báo, giữ vững một tuyến huyết mạch chuyển tin tức từ Sài Gòn ra vùng giải phỏng và đưa chỉ thị về cho điệp viên của ta.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân), Hồ Thị Bời là người thực hiện chuyến liên lạc đầu tiên giữa sở chỉ huy với cơ sở nội thành Sài Gòn, góp phần hiệu quả vào thắng lợi chung. Ít ai biết được, từ đầu năm 1968, điện đài được dấu lẫn trong những bánh tét, cà, rau cải trên một chuyến xe đò rồi trên quang gánh hơn 3 km để đưa từ Tây Ninh xuống Sài Gòn.

Những năm 1969-1972, chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Chịu đòn đau trong chiến dịch xuân Mậu Thân, địch phản công quyết liệt và bố phòng gắt gao ở các đô thị. Từ 30-1 đến 23-3-1971, địch mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, ở khu vực đường 9 - Nam Lào nhằm chặn đường tiếp tế chủ lực từ hậu phương lớn đến tiền tuyến nhưng lại phải gánh chịu thêm thất bại. Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ bị giáng đòn nặng, làm phá sản hoàn toàn.Thất bại liên tiếp, địch điên cuồng khám xét ở Sài Gòn, nhiều cơ sở cùa ta bị bại lộ.

Trong những lúc hiểm nguy, Hồ Thị Bời đã kiên trì bám địa bàn, sống trong sự đùm bọc của nhân dân, xây dựng được 22 cơ sở tin cậy, tạo thành lưới tình báo quan trọng, mở luồng thông tuyến, theo ba trục, một trục xuống Mỹ Tho, một trục đi Tây Ninh, và một trục đến tận Châu Đốc miền Tây Nam Bộ. Các đợt chuyển công văn và chỉ thị đều an toàn, kịp thời dù muôn vàn gian khó, cạm bẫy. Chị Bời và các anh các chị khác trong các lưới giao liên làm việc với cường độ cao nhất trong thời gian ngắn nhất và đầy hiểm nguy. Phương tiện của họ đa dạng là đi bộ, xe lam, xích lô, ô tô liên tỉnh, xe máy... dưới nhiều vỏ bọc trong xã hội với những tài liệu được hoá trang rất kỹ, nhỏ ngọn, ít ai ngờ.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 - 30/4/1975), tuy đang chữa bệnh, trên cho nghỉ nhưng đồng chí Bời xin đi làm nhiệm vụ. Đồng chí chuyển tài liệu, chỉ thị vào Sài Gòn và lấy được bản đồ thành phố có ghi rõ các khu vực địch đóng, phục vụ kịp thời cho cuộc tổng tiến công. Đồng thời, đồng chí đã trực tiếp ở mũi đầu dẫn một cánh quân vào giải phóng thành phố Sài Gòn.

Suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng chí đã thực hiện 600 chuyến liên lạc an toàn, bí mật, kịp thời. Mỗi chuyến là một tình huống cụ thể, đòi hỏi bản lĩnh, mưu trí, thoát hiểm để “đưa hàng về đích an toàn”.

Với những chiến công xuất sắc, đồng chí Hồ Thị Bời đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, đồng chí Hồ Thị Bời được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Văn Tiến

Các tin khác

  • 62 năm nhìn lại chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam – nỗi đau còn mãi (15/08/2023)
  • Chiến thắng trận Mộc Hóa năm 1948: Bước đột phá chuyển từ phòng ngự sang tiến công tiêu diệt địch (10/08/2023)
  • Tên anh đã thành tên ấp, tên đường (21/07/2023)
  • Chiến thắng Kinh Bùi - niềm tự hào của người dân Tân Ninh anh hùng (26/06/2023)
  • Cần Đước: Kỷ niệm 200 năm ngày mất của Xuân Quang Hầu Nguyễn Khắc Tuấn (1823-2023) (25/02/2023)
  • Cần Giuộc: Khai mạc lễ Kỳ Yên Miếu Hai Bà Trưng (24/02/2023)
  • Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/02/1913 – 15/02/2023) - lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (12/02/2023)
  • Kỷ năm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) (12/02/2023)
  • Bến Lức: Bảo tồn di tích lịch sử gắn với xây dựng đời sống văn hóa (30/01/2023)
  • 50 năm ngày ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam 27/1/1973-27/1/2023) (25/01/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối