• Trận Quéo Ba giải phóng Đức Huệ lần thứ nhất (18/10/1964)

    Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đức Huệ nằm trong hệ thống căn cứ địa Đồng Tháp Mười và nổi tiếng với cái tên “chiến khu Đông Thành”, phần lớn các đồng chí cán bộ cao cấp của Liên tỉnh ủy và Xứ ủy đã từng ở căn cứ này. Nhiều cuộc họp quan trọng của Liên Tỉnh và Xứ ủy cũng được tổ chức ở đây. Chiến khu Đông Thành còn là nơi tổ chức và thống nhất các lực lượng vũ trang của Nam bộ, cũng trên địa bàn này đã diễn ra nhiều trận đánh lớn của lực lượng vũ trang như trận Giồng Dinh vào năm 1947. Trận đánh quân Pháp nhảy dù đầu tiên ở Nam bộ, hàng trăm tên lính dù bị tiêu diệt. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đức Huệ trở thành một địa bàn vô cùng quan trọng ở chiến trường Khu 8.

  • Anh hùng tuổi thiếu niên

    Liệt sĩ Võ Tấn Đồ ở ấp An Định, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hoà tham gia cách mạng tháng 2/1967. Đồng chí Đồ hy sinh 1972 khi là Xã đội phó xã An Ninh Đông. Ngày 20/12/1994, đồng chí Võ Tấn Đồ được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

  • Trận Kinh Bùi

    Cách đây 68 năm, tháng 6/1953, Tiểu đoàn 309 phối hợp với du kích xã Tân Ninh, Nhơn Ninh đã đánh tan trận càn quét của Chi khu Mỹ Tho vào Đồng Tháp Mười. Chiến thắng này góp phần làm rạng rỡ cho thành tích chiến đấu chống xâm lược của đất và người Long An anh hùng trong chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

  • Tôi đã tìm hiều về Bác Hồ như thế nào

    Kính gởi: Anh Tám Hưng...

  • Chúng tôi kỷ niệm sinh nhật Bác

    Tôi chưa được gặp Bác Hồ, ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng tôi mới được vào Lăng viếng Bác. Thấy Bác Hồ nằm đó, giản dị, hài hòa, như những gì tôi đã được nghe trong thời miền Nam còn trong nước sôi lửa bỏng. Được gặp Bác, tôi lại nhớ về những ngày, lần đầu tiên chúng tôi tổ chức sinh nhật Bác Hồ. Đó là một kỷ niệm không thể nào quên trên con đường làm cách mạng của tôi.

  • “Nhà thiện xạ” Huỳnh Văn Đảnh

    Huỳnh Văn Đảnh là đảng viên, cán bộ gương mẫu trong mọi công tác, sâu sát nhân dân, tận tụy với phong trào. Ngày 5/5/1965, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh được Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

  • Anh hùng lực lượng vũ trang Hồ Ngọc Dẫn

    Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại tá Hồ Ngọc Dẫn là người mưu trí, dũng cảm với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, không quản ngại hy sinh, gian khổ. Nhiều trận đánh, Đại tá Hồ Ngọc Dẫn là chỉ huy cũng đồng thời là chiến sĩ trực tiếp chiến đấu với quân thù. Tên tuổi đồng chí gắn liền với những sựkiện lịch sử được ghi vào sử sách tỉnh nhà. Đặc biệt, ngày 23/02/2010, Đại tá Hồ Ngọc Dẫn được Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

  • Lời Bác dạy thúc giục chúng con lên đường

    Lại nói tết Mậu Thân “xuống đường”, Ban chỉ huy triển khai kế hoạch “bở hơi tai” còn chiến sĩ hành quân “vắt giò lên cổ” để kịp thực hiện giờ “G” và ngày “N” đúng theo kế hoạch.

  • Dũng sĩ quyết thắng cấp ưu tú

    Sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người thân tham gia công tác kháng chiến, đồng chí Bùi Văn Cường, ở xã Đức Lập Hạ, Đức Hòa, Long An được giác ngộ cách mạng, được bồi dưỡng lòng căm thù sâu sắc quân cướp nước và bè lũ bán nước. Tham gia cách mạng, đồng chí Cường đã anh dũng đấu tranh, đánh đuổi bè lũ cướp nước.

  • Bác Hồ…

    Năm 1960, lực lượng bộ đội tỉnh Long An, hành quân xuống vùng hạ Cần Giuộc. Đơn vị D508 được lệnh dừng chân ở xã Tân Kim, đơn vị đã được nhân dân ở đây đùm bọc, tiếp tế lương thực, thuốc men khá chu đáo. Đi vận động bà con ủng hộ cho bộ đội tích cực nhất là cô Mai Chính Tâm – một giáo viên dạy học ở trường xã Tân Kim (Cần Giuộc). Năm ấy, Tâm mới hơn hai mươi tuổi, khá là xinh đẹp có tiếng trong xã.

Trang đầu ...567891011121314... Trang cuối